Sùng Trắng Phát Sinh Và Gây Hại Trên Nhiều Loại Cây Trồng

Ngày 26/5, theo thông báo nhanh của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), trong thời gian gần đây, nạn sùng trắng đã phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng của huyện này như mía, tiêu, ca cao, khoai lang, cà phê, măng cụt, khoai mỳ, cao su, mít...; địa bàn bị sùng trắng gây hại nhiều nhất là 3 xã Đạ Tồn, Đạ P'loa và Đạ M’ri.
Theo tài liệu chuyên môn của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, sùng trắng thường vũ hóa từ tháng 2 đến tháng 5 hằng năm. Khi trưởng thành, sùng trắng thường chui xuống đất vào ban ngày để ngủ; ban đêm (thường vào lúc chập tối), sùng chui lên khỏi đất và gây hại cây trồng.
Trong 3 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã hướng dẫn bà con nông dân ở 3 xã nói trên đặt 31 bẫy đèn để diệt sùng và đã thu được khoảng 11.300 con bọ hung trưởng thành; trung bình mỗi đêm 1 bẫy thu được khoảng 10 con; trong đó, chiếm phần lớn bọ hung nâu (Holotrichia sinensis).
Cùng với bẫy đèn, cơ quan chức năng của tỉnh và của huyện Đạ Huoai còn khuyến cáo nông dân áp dụng phương pháp trồng khoai lang để dẫn dụ sùng trắng đẻ trứng, sau đó nhà nông tiến hành thu gom khoai để tiêu diệt sùng. Cùng đó, nông dân cũng nên dùng phân chuồng để dẫn dụ sùng và trồng hoa dã quỳ quanh vườn để xua đuổi chúng.
Có thể bạn quan tâm

Theo bà con trồng khoai lang, mấy ngày gần đây giá khoai lang tím đột ngột tăng cao trở lại, trên 700 ngàn đồng/tạ, cao hơn thời điểm trước đó vài tháng từ 500 ngàn đến 550 ngàn đồng/tạ. Nguyên nhân là do khoai lang tím đang trong giai đoạn thu hoạch trên địa bàn huyện và các vùng lân cận không còn nhiều, thị trường tiêu thụ khan hiếm nên giá khoai lang tím tăng trở lại.

Hiện nay, tình trạng xuống giống tự phát, không đồng loạt đang diễn ra phổ biến ở một số xã trên địa bàn huyện Hồng Ngự. Việc sản xuất cùng một cánh đồng nhưng nhiều trà lúa khi xuống giống không đồng loạt đã gây khó khăn trong công tác quản lý của địa phương cũng như phòng trừ dịch bệnh.

Theo các thương lái, nguyên nhân giảm giá do chỉ tiêu thụ nội địa, việc xuất khẩu sang một số nước như các năm trước đã bị giảm số lượng. Ngoài ra, hiện nay đang vào mùa của nhiều loại trái cây nên người tiêu dùng phần nào hạn chế ăn mít mà chuyển sang măng cụt, chôm chôm, thanh long, sầu riêng…

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".