Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Hồ Tiêu - Người Dân Loay Hoay Tìm Cách Phòng Tránh

Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Hồ Tiêu - Người Dân Loay Hoay Tìm Cách Phòng Tránh
Ngày đăng: 17/11/2012

Huyện Cư M'gar (Dak Lak) có 802,5 ha hồ tiêu, chủ yếu được trồng xen canh và một số ít được trồng độc canh; trong đó có 530 ha đang trong giai đoạn kinh doanh. Theo số liệu tổng hợp của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, hiện có khoảng 20 ha diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nhiều diện tích cây tiêu đã bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của người trồng tiêu.

Gia đình anh Hà Văn Long ở thôn Thạch Sơn, xã Ea MDroh là một trong những hộ dân chịu thiệt hại nặng do cây tiêu bị nhiễm loại bệnh này. Gia đình anh có 300 trụ tiêu thì đến nay đã có khoảng hơn 90% số trụ đã bị nhiễm bệnh và chết. Vườn tiêu của gia đình anh Long bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của bệnh vào tháng 7-2012 và phát bệnh mạnh nhất vào tháng 8.

Để khống chế dịch bệnh phát triển và lây lan, ngay sau khi phát hiện thấy cây tiêu có dấu hiệu bị mắc bệnh anh đã tìm hiểu, áp dụng các biện pháp để điều trị như đổ thuốc vào gốc, hoặc phun thuốc cho cây… Tuy nhiên các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả. Anh Long than thở: “Tôi đã dùng đến 3 - 4 loại thuốc để đặc trị cho những cây tiêu bị nhiễm bệnh mà vẫn không có hiệu quả. Bây giờ tôi cũng không biết phải dùng loại thuốc nào để điều trị loại bệnh này cho thật hữu hiệu…”.

Gia đình anh Hoàng Đình Quang ở cùng thôn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu. Dù đã áp dụng khá nhiều biện pháp điều trị bệnh cho cây tiêu nhưng hiện nay 150/500 trụ tiêu của gia đình anh Quang đã bị nhiễm bệnh và chết, gây tổn thất nặng về kinh tế. Một số trụ tiêu khác của gia đình anh trong thời gian này cũng đang bắt đầu xuất hiện triệu chứng của bệnh và tương lai sẽ có thể chết như những trụ trước.

Để giúp nông dân phục hồi vườn tiêu, ngành nông nghiệp huyện cũng đã khuyến cáo, tập huấn cho bà con những biện pháp để phục hồi vườn tiêu kinh doanh cũng như biện pháp phòng ngừa bằng cách đào mương thoát nước, điều trị bệnh bằng các biện pháp hóa học… Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện trên thực tế thì việc điều trị loại bệnh này cho cây tiêu hầu như không đạt hiệu quả cao, nhiều diện tích hồ tiêu vẫn bị chết hàng loạt và người dân vẫn loay hoay, chưa tìm ra cách phòng tránh hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Các Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Hại Rừng Thông Tăng Cường Các Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Hại Rừng Thông

Từ tháng 5/2014 đến nay, dịch sâu róm tấn công rừng thông phát triển mạnh tại địa bàn các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh và Hướng Hóa (Quảng Trị), gây thiệt hại nặng nề cho hơn 1.000 ha rừng thông. Năm nay dịch sâu róm xuất hiện sớm, xảy ra trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên diễn biến rất phức tạp.

23/09/2014
Tích Cực Phòng, Trừ Sâu Bệnh Hại Sau Bão Tích Cực Phòng, Trừ Sâu Bệnh Hại Sau Bão

Tiếp đến là bọ xít dài có nguy cơ xuất hiện trên các trà lúa đang bước vào thời kỳ trỗ hoặc chắc xanh ở khu vực gần rừng. Để phòng trừ 2 loại sâu bệnh hại này, nông dân cần tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, thị xã…

23/09/2014
Hàn Quốc Đánh Thuế Hơn 500% Gạo Nhập Khẩu Hàn Quốc Đánh Thuế Hơn 500% Gạo Nhập Khẩu

Đài KBS đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định đánh thuế 513% đối với gạo NK từ nước ngoài, một động thái chuẩn bị cho việc phải mở cửa thị trường gạo vào năm 2015.

23/09/2014
Trồng Hoa Cúc Trúng Lớn Trồng Hoa Cúc Trúng Lớn

Nguyên nhân khiến giá hoa cúc tăng cao và giữ giá ổn định trong thời gian qua được nhiều thương lái giải thích là do loài hoa này đang được nhiều DN thu mua xuất đi nước ngoài với số lượng lớn.

23/09/2014
"Kiều Nữ Chân Dài" Dễ Bán

Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.

23/09/2014