Thống kê / Mô hình kinh tế

Xí Nghiệp Chăn Nuôi Bò Đà Loan Được Công Nhận Cơ Sở An Toàn Dịch Bệnh Động Vật

Ngày đăng: 04/11/2013

Xí nghiệp chăn nuôi bò giống, bò thịt Đà Loan thuộc Công ty TNHH một thành viên bò sữa thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đầu tiên ở Lâm Đồng đăng ký và được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Với tổng số đàn bò của xí nghiệp hiện nay gần 400 con song tất cả đều đảm bảo an toàn, ông Đào Xuân Tấp - Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan khẳng định.

Quy trình chăn nuôi bò của xí nghiệp hoàn toàn khép kín từ chuồng trại, thức ăn cho đến chăn thả. Nguồn thức ăn chính của đàn bò bao gồm thức ăn tươi và thức ăn khô tất cả đều đảm bảo là nguồn thức ăn sạch. Đàn bò được chăn thả chủ yếu trên ba cánh đồng cỏ riêng biệt rộng gần 150 ha, không chăn thả lẫn với bò của bà con. Xí nghiệp đã cho xây dựng khu xử lý phân chuồng và nước thải đúng tiêu chuẩn vệ sinh nhằm sử dụng làm nguồn phân bón tự nhiên, đồng thời tránh tình trạng ô nhiễm môi trường dẫn tới việc gây bệnh cho đàn gia súc. Ông Tấp cho biết thêm: Đàn bò ở đây đều được chích ngừa vắc xin định kỳ 6 tháng một lần, chuồng trại được bơm thuốc khử trùng hàng tuần. Bởi thế không những đàn bò mẹ mà ngay cả bê con mới sinh ra cũng hoàn toàn sạch bệnh, việc duy trì ổn định tính kháng bệnh của đàn bò rất cao.

Với quy trình chăn nuôi được thực hiện nghiêm ngặt, an toàn đã làm cho xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan hoàn toàn tự tin khi lập hồ sơ đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại Chi cục Thú y tỉnh Lâm Đồng vào tháng 2/2012. Xí nghiệp đã xây dựng thành công và được Cục Thú y công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đầu tiên ở Lâm Đồng đối với bệnh lở mồm long móng, kể từ ngày 1/8/2013 (quyết định có thời hạn 2 năm). Đây là cơ hội rất lớn cho Xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Theo số liệu của Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có trên 500 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện tại, các cơ sở cũng đang tiến hành phấn đấu để được cấp giấy chứng nhận. Song để có nhiều cơ sở hơn nữa được công nhận thì ngoài sự nỗ lực của bà con và tư vấn của cơ quan thú y, thì đòi hỏi các cấp chính quyền có sự hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật và chi phí.Xí nghiệp chăn nuôi bò giống, bò thịt Đà Loan thuộc Công ty TNHH một thành viên bò sữa thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đầu tiên ở Lâm Đồng đăng ký và được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Với tổng số đàn bò của xí nghiệp hiện nay gần 400 con song tất cả đều đảm bảo an toàn, ông Đào Xuân Tấp - Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan khẳng định.

Quy trình chăn nuôi bò của xí nghiệp hoàn toàn khép kín từ chuồng trại, thức ăn cho đến chăn thả. Nguồn thức ăn chính của đàn bò bao gồm thức ăn tươi và thức ăn khô tất cả đều đảm bảo là nguồn thức ăn sạch. Đàn bò được chăn thả chủ yếu trên ba cánh đồng cỏ riêng biệt rộng gần 150 ha, không chăn thả lẫn với bò của bà con. Xí nghiệp đã cho xây dựng khu xử lý phân chuồng và nước thải đúng tiêu chuẩn vệ sinh nhằm sử dụng làm nguồn phân bón tự nhiên, đồng thời tránh tình trạng ô nhiễm môi trường dẫn tới việc gây bệnh cho đàn gia súc. Ông Tấp cho biết thêm: Đàn bò ở đây đều được chích ngừa vắc xin định kỳ 6 tháng một lần, chuồng trại được bơm thuốc khử trùng hàng tuần. Bởi thế không những đàn bò mẹ mà ngay cả bê con mới sinh ra cũng hoàn toàn sạch bệnh, việc duy trì ổn định tính kháng bệnh của đàn bò rất cao.

Với quy trình chăn nuôi được thực hiện nghiêm ngặt, an toàn đã làm cho xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan hoàn toàn tự tin khi lập hồ sơ đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại Chi cục Thú y tỉnh Lâm Đồng vào tháng 2/2012. Xí nghiệp đã xây dựng thành công và được Cục Thú y công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đầu tiên ở Lâm Đồng đối với bệnh lở mồm long móng, kể từ ngày 1/8/2013 (quyết định có thời hạn 2 năm). Đây là cơ hội rất lớn cho Xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Theo số liệu của Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có trên 500 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện tại, các cơ sở cũng đang tiến hành phấn đấu để được cấp giấy chứng nhận. Song để có nhiều cơ sở hơn nữa được công nhận thì ngoài sự nỗ lực của bà con và tư vấn của cơ quan thú y, thì đòi hỏi các cấp chính quyền có sự hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật và chi phí.


Có thể bạn quan tâm