Thống kê / Tin nông nghiệp

Thu nhập khá từ chăn nuôi

Tác giả: Văn Lạ
Ngày đăng: 19/07/2016

Không nản chí, không cam chịu đói, nghèo nên anh tiếp tục vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để xây dựng lại chuồng trại kiên cố hơn, tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật được tổ chức ở xã để tiếp thu kiến thức, tìm hiểu thêm thông tin, tài liệu từ sách, báo và tiếp tục thực hiện mô hình chăn nuôi lợn lai mỗi năm hai lứa với số lượng từ 5 đến 7 con/lứa.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy do giống lợn lai này cũng được nhiều người nuôi nên giá bán rất bấp bênh, đầu ra không ổn định nên trừ chi phí thì thu nhập cũng không đáng kể.

Vì thế, trong hai năm trở lại đây anh Lý Văn Quý đã mạnh dạn mua giống lợn lai Pháp về nuôi. Đây là giống lợn có một số đặc điểm tương đồng với giống lợn đen ở địa phương và thích nghi với khí hậu ở đây nên quá trình nuôi khá thuận lợi.

Do áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên lợn sinh trưởng và phát triển tốt, hàng năm trừ các chi phí gia đình cũng còn lãi được khoảng 50 triệu đồng. Cộng với thu nhập từ nuôi gà, làm dịch vụ nên gia đình cũng có thu nhập khá và là một trong những hộ làm kinh tế điển hình ở địa phương.

Thời gian tới anh Lý Văn Quý dự định tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, để vừa nâng cao thu nhập, vừa có điều kiện giúp đỡ thêm các hộ dân còn khó khăn ở trong thôn. Hiện nay anh đã chủ động nuôi lợn nái để tự cung cấp giống cho gia đình và cho các hộ gia đình khác trong thôn có nhu cầu nuôi.

Tuy vậy, theo anh Quý thì khó khăn nhất hiện nay là đầu ra của lợn thành phẩm vì đối với giống lợn lai này chất lượng thịt ngon hơn nên giá thành cũng cao hơn so với giống lợn lai thông thường, nếu nuôi nhiều cũng rất lo về đầu một phần cũng do đường đi lại còn khó khăn nên tư thương đến đây mua thường ép giá, khiến nhiều người không dám nuôi số lượng lớn.

Theo đồng chí Nông Văn Thêm- Phó Chủ tịch UBND xã An Thắng cho biết: Ngoài gia đình anh Lý Văn Quý thì ở địa phương có một số mô hình chăn nuôi trâu, bò với hơn 10 con như anh Đặng Văn Nhất, Đặng Văn Nghì ở thôn Nà Mu.

Tuy vậy, An Thắng hiện vẫn là một xã có điều kiện kinh tế khó khăn nhất của huyện Pác Nặm. Nguyên nhân một phần là do thiếu đất sản xuất, trình độ dân trí còn hạn chế nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi chưa đạt kết quả cao, các mô hình chỉ nhỏ lẻ, manh mún chưa tạo thành hàng hóa, nếu có cũng chưa đủ sức cạnh tranh.

Trong hai năm vừa qua xã đã thực hiện chuyển hàng chục héc ta đất trồng màu, đất rừng sang trồng các loại cây ăn quả, trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò… bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm