Thống kê / Mô hình kinh tế

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng

Ngày đăng: 21/09/2015

Tại đây, cán bộ kỹ thuật đã triển khai về các nội dung: thiết kế bể nuôi, cách chọn lươn giống và mật độ thả cũng như cách chăm sóc và phòng trị bệnh. Cụ thể, với thiết kế bể nuôi, người nuôi chọn những nơi thông thoáng, yên tĩnh, gần nhà, tốt nhất là nơi có bóng râm nhưng đảm bảo đủ nguồn sáng;

Diện tích bể nuôi từ 6m2 là vừa, chiều cao bể nuôi 0,7 - 0,8m; bể tốt nhất nên được xây dựng kiên cố bằng xi măng. Ngoài ra, chọn lươn giống nên chọn những con lươn khỏe mạnh, đồng cỡ, không bị xây sát. Nếu chọn lươn có nguồn gốc tự nhiên, kích cỡ 40 - 50 con/kg; sinh sản bằng bán nhân tạo, kích cỡ 300 - 600 con/kg, mật độ thả nuôi công nghiệp 200 - 300 con/m2.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc và phòng trị bệnh, người dân nên sử dụng nguồn nước qua ao lắng có xử lý thuốc sát khuẩn, giữ nhiệt độ ổn định môi trường nuôi trong ngày khoảng 25 - 27 độ C, thay nước định kỳ 1 tuần/lần để kiểm tra môi trường nuôi như PH, oxy,… Đặc biệt, nguồn thức ăn phải luôn tươi sống như: ốc, cá tạp, trùn quế và thức ăn công nghiệp để đảm bảo tỷ lệ sống cho lươn.

Trong quá trình nuôi, người nuôi lươn cần quan tâm phòng trị bệnh, sát trùng ao nuôi định kỳ 15 ngày/lần; tuân thủ kỹ thuật nuôi, chọn con giống khỏe, mật độ thả hợp lý, giữ môi trường ao nuôi sạch; cho ăn đủ số lượng và chất lượng thức ăn theo từng đối tượng và từng giai đoạn tăng trưởng để tránh sốc nhiệt, bệnh thường gặp trên lươn như hội trứng lở loét, bệnh đường ruột.


Có thể bạn quan tâm