Thống kê / Tôm thẻ chân trắng

Sự thích nghi của tôm thẻ chân trắng khi pH giảm dần

Tác giả: Văn Thái (Lước dịch)
Ngày đăng: 06/01/2020

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra khả năng chống lại sự xâm nhập của Vibrio parahemolyticus trong tôm thẻ chân trắng tăng lên khi môi trường có độ pH giảm dần.

Tôm thẻ chân trắng thích nghi được với sự giảm dần của pH. Ảnh minh họa

Sự biến đổi pH có thể gây ra phản ứng căng thẳng ở các loài tôm nước mặn.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã đánh giá tỷ lệ tử vong, tăng trưởng, biểu hiện gen gắn kết, hoạt động của enzyme tiêu hóa, mô học và khả năng chống lại Vibrio parahemolyticus của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei được nuôi ở điều kiện thay đổi độ pH thấp dần và môi trường có pH cao dần (8.20-9.81) so với môi trường pH bình thường (8.14-8.31) trong một thí nghiệm 28 ngày.

Kết quả:

Khi pH cao dần, tỷ lệ tử vong tích lũy (CMR) tăng lên theo thời gian cho đến 39,9% vào ngày 28; tỷ lệ tăng trọng (WGP) và tỷ lệ  phần trăm tăng độ dài (LGP) giảm liên tục.

Tuy nhiên, ở độ pH thấp dần, tỷ lệ tử vong tích lũy (CMR) của tôm ổn định ở mức 6,67% trong 7-28 ngày; tăng trọng (WGP) và LGP giảm và sau đó trở lại bình thường.

Những kết quả này chỉ ra rằng L. vannamei có độ dung nạp tốt hơn đối với độ pH giảm dần so với độ pH tăng dần. Ở độ pH giảm dần, phân tử của Na+ / K+ -ATP, chất carbonic anydrase (CAc) và các bản sao CAg của các liên kết cacbonic anhydrase (CAg) gắn với glycosyl phosphatidylinositol tăng liên tục rồi sau đó trở lại bình thường; hoạt tính của amylase, lipase và trypsin giảm rồi sau đó trở lại bình thường hoặc tăng lên; gan tụy và ruột giữa cho thấy sự tổn thương mô bệnh học nhưng sau đó lại được tái tạo và phục hồi.

Do đó, cơ chế thích ứng chủ yếu của tôm ở độ pH giảm dần có thể là khả năng điều hòa thẩm thấu cao, làm cho tôm đạt được trạng thái cân bằng, ổn định, sau đó thúc đẩy lông nhung đường ruột dài hơn và hồi phục gan tụy tôm, các hoạt động enzyme tăng cường để tăng chất dinh dưỡng hấp thu sau khi phơi nhiễm lâu dài với pH giảm.

Trong khi đó, tôm thẻ chân trắng khi tiếp xúc với môi trường có độ pH giảm dần thì sức đề kháng của tôm tăng lên đối với vi khuẩn V. parahemolyticus - do đó các nhà khoa học kiến nghị điều này có thể sẽ ức chế sự bùng nổ dịch bệnh trong nuôi tôm nhưng cần phải có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa.

Báo cáo gốc trên: Researchgate


Có thể bạn quan tâm