Thống kê / Mô hình kinh tế

Phân ủ bằng rơm giúp nâng cao năng suất lúa

Ngày đăng: 11/05/2015

Kết quả cho thấy, bón 5 tấn/ha phân ủ bằng rơm kết hợp 70 N - 60 P2O5 - 30 K2O kg/ha đã làm năng suất thực tế (2Rơm rạ là nguồn cung cấp hữu cơ chủ yếu cho ruộng lúa, là nguồn cung cấp đạm, kali quan trọng. Sau mỗi vụ, sản lượng rơm rạ sau thu hoạch là rất lớn.

Tuy nhiên, nông dân chỉ sử dụng một số ít cho việc sản xuất nấm rơm, che phủ liếp trồng, làm thức ăn cho gia súc… còn lại đa số lượng rơm là đốt bỏ hoặc không sử dụng đến nên làm hao phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Chính điều này đã làm cho môi trường sinh thái mất cân bằng và quan trọng hơn là mất đi một lượng đáng kể các chất N, P, K và C trên đồng ruộng và tăng lượng CO2.

Gần đây, việc bón phân hữu cơ cho lúa có xử lý rơm rạ bằng nấm Trichoderma ở đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận đạt kết quả tốt. Bón phân cho lúa hoàn toàn bằng phân hữu cơ rơm rạ ủ với nấm Trichoderma sp. năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân.

Việc bón rơm ủ sau mỗi vụ thu hoạch là một giải pháp thiết thực, hiệu quả lâu dài nhằm giúp đất đai thoát khỏi sự suy thoái, cải tạo tính chất đất mà còn làm tăng năng suất lúa trong các vụ sau, phù hợp với hướng sản xuất lúa sạch theo yêu cầu “Thực hành nông nghiệp tốt” GAP hiện nay (Lúa - GAP).

Tuy nhiên, bên cạnh việc ủ phân hữu cơ từ rơm sau khi thu hoạch thì những nghiên cứu bón phân rơm hữu cơ từ phế thải của việc sản xuất nấm rơm ủ với nấm Trichoderma sp. nhằm nâng cao năng suất lúa còn rất hạn chế. Nghiên cứu này đã xác định liều lượng bón phân ủ bằng rơm với chủng nấm Trichoderma sp. đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa MTL560 và IR50404.5,9 g/chậu) tăng 54,8% so với không bón, tăng chiều cao, số nhánh, số bông/chậu và tỷ lệ hạt chắc.


Có thể bạn quan tâm