Thống kê / Thống kê nông sản

Nông dân trồng cà phê đặc biệt của Kenya bị thiệt hại khi cửa hàng cà phê đóng cửa

Tác giả: H.Lan - VITIC/Reuters
Ngày đăng: 13/04/2020

Giống như nhiều nông dân trồng cà phê đặc biệt, nhà xuất khẩu Jackson Kanampiu của Kenya đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng virus corona, do các cửa hàng cà phê bị đóng cửa, chỉ phục vụ mua mang đi.

Kanampiu đã mất 4 năm xây dựng doanh nghiệp cà phê đặc biệt khi giá của cà phê cơ bản giảm, đã thấy các quán cà phê anh ta cung cấp hủy đơn hàng do lệnh phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus corona.

Người tiêu dùng trên toàn cầu vẫn uống cà phê nhưng rất ít đến quán cà phê. Thay vào đó họ mua cà phê chất lượng trung bình ở siêu thị để uống ở nhà, từ bỏ các cửa hàng cà phê cao cấp và gây thiệt hại cho các nhà cung cấp đặc biệt.

Một nửa doanh số của Kanmpiu đã bị mất do khách hàng tại Trung Quốc và Mỹ hủy đơn đặt hàng từ công ty Eagle Crown Coffee của ông kể từ khi đại dịch.

Đó không chỉ là vấn đề tại Kenya. Matthew Harrison, một khách hàng tại công ty cung cấp cà phê đặc biệt Trabocca cho biết nhu cầu toàn cầu đối với cà phê đặc biệt đã giảm trong những tuần gần đây.

Một thương nhân dấu tên tại Châu Âu cho biết virus corona đã khiến nhu cầu cà phê đặc biệt tại Mỹ và Châu Âu giảm 40%.

Một nhà xuất khẩu khác của Kenya cho biết xuất khẩu cà phê đặc biệt của ông sang Châu Á – nhất là những lô nhỏ vận chuyển bằng đường hàng không – đã bị hủy bỏ.

Các nhà nhập khẩu hàng đầu đã dự trữ cà phê chất lượng cho siêu thị, nhưng không cung cấp loại đặc biệt. Đối với nền kinh tế Kenya đó là một cú đánh.

Kenya chỉ là nhà sản xuất cà phê lớn thứ 21 thế giới, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhưng khoảng một nửa doanh số là loại cà phê đặc biệt, theo Hiệp hội cà phê đặc biệt. Điều đó khiến quốc gia này dễ bị tổn thương bởi cà phê đặc biệt.

Theo Tổ chức cà phê quốc tế, khoảng 800.000 người Kenya trồng cà phê và lĩnh vực này là một trong 5 nguồn ngoại tệ hàng đầu của Kenya.

Nhu cầu trong nước là ít, vì thế hơn 95% sản lượng được xuất khẩu. Hiện nay cà phê cùng với du lịch, xuất khẩu hoa và sản phẩm tươi đang bị cản trở.

Cà phê đang phải vật lộn với chi phí sản xuất quá cao để các nhà sản xuất cạnh tranh với nước trồng trọt cơ giới hóa như Brazil. Sự thay đổi khí hậu đang đẩy nhiệt độ tăng và khiến lượng mưa bất thường hơn, làm giảm năng suất và buộc nhiều nông dân từ bỏ công việc.

Giá cà phê toàn cầu thấp cũng bổ sung những khó khăn cho ngành cà phê, (cà phê arabia đã chạm mức thấp nhất 13 năm trong năm 2019) nhưng giá đã bắt đầu phục hồi.


Có thể bạn quan tâm