Thống kê / Trồng lúa

Kinh nghiệm bón phân cho lúa ngắn ngày vụ hè thu ở Nam Bộ

Tác giả: Thành Phụng - Duy Khương - Chanh Đa
Ngày đăng: 17/01/2019

Khi bón phân cho lúa ngắn ngày bà con cần lưu ý một số điểm sau:

Phun thuốc trừ sâu bệnh hại lúa 

* Làm đất: Cày ải sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, thời gian cách ly giữa 2 vụ từ 3 - 4 tuần để cho đất phục hồi, giảm ngộ độc hữu cơ. Có thể sử dụng chế phẩm Trichoderma để xử lý rơm rạ.

* Thời vụ: Hè Thu chính vụ gieo trong tháng 4 - 5 dương lịch, nên gieo sạ đồng loạt, tập trung né rầy và theo con nước (thủy văn) của vùng. Vùng không chủ động nước chờ mưa gieo từ 15/5 đến 15/6 dương lịch.

* Chọn giống: Chọn giống thích hợp: cứng cây, chịu phèn, năng suất cao, chất lượng tốt. Nên sử dụng giống xác nhận (không lấy lúa thịt làm lúa giống).

Đặc biệt, nên giảm tỷ lệ giống lúa cấp thấp như: IR50404, OM576… xuống dưới 10%.

* Bón phân:

Cày ải sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân, có thời gian cách ly giữa 2 vụ từ 3 - 4 tuần để cho đất phục hồi, giảm ngộ độc hữu cơ 

- Nên bón lót phân lân (Văn Điển, Ninh Bình, Long Thành) để ém phèn ngay từ đầu. Trên chân đất 3 vụ hoặc trên đất xám, đất giồng cát nghèo hữu cơ có thể tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh để cải tạo đất, tăng giữ nước, giữ phân.

- Nên bón phân đợt 1 sớm từ 7 - 10 ngày và bón nhiều lân, đạm vì cây lúa Hè Thu mọc trong điều kiện trời nắng nóng, dễ bị xì phèn, bị ngộ độc hữu cơ, giúp cây lúa ra rễ, đẻ nhánh thuận lợi.

Xử lý rơm rạ trên đất trước khi gieo lúa

- Bón phân đợt 2 từ 18 - 22 ngày (đối với lúa 90 - 100 ngày), có thể kéo dài đến 25 ngày sau sạ đối với lúa dài hơn 100 ngày. Bón muộn làm lúa xanh lâu (do còn phân) ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển sang làm đòng của cây lúa (quy luật 2 xanh, 2 vàng).

- Bón phân đợt 3 (đón đòng).

- Nên kết hợp với phân bón lá để phun xịt tiếp sức cho ruộng lúa phát triển nhanh.


Có thể bạn quan tâm