Thống kê / Tin nông nghiệp

Khuyến cáo giải pháp canh tác lúa hè thu 2021 vùng ĐBSCL

Tác giả: PGS. T.S Mai Thành Phụng
Ngày đăng: 03/08/2021

Hiện nay ở ĐBSCL lúa giá cao nên ngay sau khi thu hoạch lúa vụ đông xuân 2020-2021, nông dân đang xuống giống gieo sạ sớm vụ hè thu 2021.

Song, vụ hè thu đang rơi vào cao điểm mùa nắng nóng. Do vậy, nông dân không được chủ quan, cần phải chuẩn bị thật tốt trước khi xuống giống, tránh nguy cơ rủi ro do hạn mặn, sâu bệnh...

Lưu ý thứ nhất: Trước tiên là vùng sản xuất hè thu sớm:

Là vùng chủ động có nước ngọt, vùng không bị ảnh hưởng của hạn mặn, đây là điều kiện tiên quyết để tránh thiệt hại về sau khi lúa lớn, cần nhiều nước lại không có nước ngọt để bơm là thất bại hoàn toàn. Tuyệt đối không được gieo sạ lúa hè thu sớm ở vùng bị hạn mặn.  

Lưu ý thứ hai: Làm đất – vệ sinh đồng ruộng

Sau thu hoạch lúa đông xuân, cần tiến hành cày ải, phơi đất tối thiểu 15 ngày nếu được 3 tuần càng tốt. Cần phải vệ sinh đồng ruộng, xẻ mương thoát phèn trước khi gieo sạ. Nếu gieo sạ nhanh trong vòng 1 tuần thì nên áp dụng biện pháp xử lý rơm rạ (gom rơm bằng máy cuốn rơm hoặc xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Trichoderma).

Lưu ý thứ ba: Cần gieo sạ đồng loạt tâp trung né rầy, ít nhất là liên vùng với diện tích trên 100 ha, không gieo sạ lọt xọt diện tích ít, dễ bị sâu bệnh, chim chuột phá hại

Lưu ý thứ tư: Chọn giống phù hợp vùng sinh thái, giống xác nhận: Thời gian sinh trưởng tương đương các giống sản xuất đại trà, giống cứng cây, chịu phèn, năng suất cao, chất lượng tốt, dễ bán. Gieo sạ mật độ thưa, chọn 1 trong 3 cách: Sạ lan 80 kg/ha; sử dụng máy cấy (thuê máy cấy) lượng giống khoảng 50 kg/ha; sử dụng máy sạ cụm (sạ buội) lượng giống khoảng 50 kg/ha.

Lưu ý thứ năm: Bón phân

Nên bón phân lót phân bón Đầu Trâu mặn phèn - sản phẩm của Công ty CP Phân bón Bình Điền 100 kg/ha giúp hạn chế tác hại của mặn phèn, giúp rễ lúa phát triển nhanh và đẻ nhánh khỏe, là tiền đề cho năng suất cao vụ hè thu

Bón thúc 1 (7 - 10 ngày sau sạ): Đầu Trâu TE-A1, lượng bón 100 - 150 kg/ha tùy đất tốt xấu.

Bón thúc 2 (18 - 22 ngày sau sạ): Đầu Trâu TE-A1, lượng bón 120 - 150 kg/ha tùy lúa tốt xấu.

Bón đón đòng khi lúa có tim đèn: Đầu Trâu TE-A2, lượng bón 100 - 150 kg/ha tùy lúa tốt xấu, cụ thể: Chỗ lúa vàng xanh, bón 150 kg Đầu Trâu TE-A2/ha; chỗ lúa vàng hơi xanh, bón 100 kg Đầu Trâu TE-A2/ha; chỗ lúa còn xanh, chỉ bón Kali 50-70kg KCl/ha. Đây là cách bón phân đón đòng theo kỹ thuật “không ngày, không số” và “nhìn trời nhìn đất nhìn cây mà bón”.

Các lưu ý khác:

- Không phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 40 ngày, tuyệt đối không được phun ngừa sâu. Sau 40 ngày khi mật số cao, ví dụ rầy nâu > 3con/tép, sâu cuốn lá > 5% (có trên 25 dảnh bị sâu) thì mới can thiệp bằng thuốc đặc trị.

- Cần tưới nước tiết kiệm: Xiết nước giữa vụ lúc lúa đẻ kín hàng đến làm đòng (khoảng 30 - 40 ngày sau sạ), tưới khô ướt xen kẽ từ lúa làm đòng trở đi, để nước lấp xấp lúc lúa trỗ ít nhất là 1 tuần, rút nước trước lúa thu hoạch 7 - 10 ngày để ruộng khô, dễ thu hoạch.

- Thu hoạch lúc lúa đạt 85 - 90% độ chín, áp dụng máy gặt đập liên hợp để giảm thất thoát, thu hoạch xong bán lúa tươi là tốt nhất. Nếu để lúa thịt hay lúa giống, cần hạ độ ẩm xuống còn dưới 18% trong 24 giờ đầu, sau đó phơi sấy hạ độ ẩm xuống còn dưới 14%, nếu tồn trữ lâu cần hạ độ ẩm dưới 13%.


Có thể bạn quan tâm