Thống kê / Mô hình kinh tế

Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ

Ngày đăng: 05/11/2015

Tham dự có giảng viên, nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, cùng các cán bộ khuyến nông và đông đảo bà con nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú.

Để ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã sau khi trồng nấm làm phân hữu cơ vi sinh cần có các nguyên vật liệu: Phân urê (50g/m3), xác bã thực vật đã được phơi héo (rơm rạ, cỏ, lục bình, lá cây…), bột sinh khối Trichoderma (30g/m3), DD vi khuẩn cố định đạm – phân giải lân (1 lít/m3) và bạc nhựa (không dùng nylon trong).

Với phương pháp thực hiện: Xác bã thực vật được làm ẩm trước một ngày; xếp các bã thực vật thành lớp khoảng 20cm sau đó tưới Tricoderma, DD vi khuẩn và phân urê; tiếp tục xếp lớp đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2 – 1,5m.

Thời gian ủ hoại trung bình từ 1,5 – 2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng) và mỗi mét khối phân đã ủ hoại mục bón được 300 – 500m2 lúa, rau màu hoặc 10 – 20 cây ăn trái trưởng thành.

Tại buổi Hội thảo, bà Bùi Minh Diệu - Trưởng phòng Công nghệ sinh tử thực vật, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn thêm một số kỹ thuật cho bà con khi ủ phân là sau mỗi lớp nên dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ; tưới nước vừa đủ ẩm, dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm; đặc biệt trong mùa mưa phải đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước;

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, nếu nhiệt độ trên 50 độ C và ẩm độ 40 – 60% thì cần bổ sung thêm nước và urê.

Theo Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng, thực hiện mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên trong việc sản xuất lúa, rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất; đồng thời, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.


Có thể bạn quan tâm