Thống kê / Mô hình kinh tế

Hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản

Ngày đăng: 01/11/2015

Trong đó, một số loại cây ăn quả đã trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương cũng như dần hình thành những vùng sản xuất tập trung như:

Vùng sản xuất nhãn chín muộn ở các xã An Thượng, Đông La, Song Phượng; vùng bưởi đường tại các xã Cát Quế, Đông La; vùng phật thủ, cam canh ở các xã Đắc Sở, Yên Sở...

Nhiều xã ở huyện Hoài Đức đã hình thành được vùng chuyên canh trồng cam.

Từ năm 2005, huyện  Hoài Đức đã xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững, định hướng phát triển tới 2020.

Do vậy, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện đề án cây ăn quả giá trị kinh tế cao; hoa cây cảnh; rau an toàn và cơ giới hóa nông nghiệp.

Phật thủ là loại cây mang hơi hướng tâm linh, được nhân dân xã Đắc Sở phát triển mạnh với 20ha trồng mới năm 2010, đến năm 2013 đã mở rộng lên tới 95ha, trong đó tập trung tại các xã Đắc Sở (45ha) và xã Yên Sở (50ha); năm 2014 đã mở rộng ra các xã Tiền Yên, An Thượng...

Qua khảo sát của các hộ sản xuất cho thấy, cây phật thủ cho giá trị kinh tế rất cao, thu nhập bình quân từ 600- 900 triệu đồng/ha/năm.

Hiện, 80% số hộ dân ở xã Đắc Sở có thu nhập chính là từ cây phật thủ.

Hàng năm người dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng phật thủ bằng cách thuê lại đất của các xã lân cận, thậm chí cả các huyện lân cận để trồng.

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho biết, nhờ trồng nhãn chín muộn mà đời sống của nhiều hộ dân được cải thiện.

Hiệu quả kinh tế khi tham gia mô hình thâm canh nhãn chín muộn tăng từ 20-25%, thu nhập bình quân ước đạt 700 triệu đồng/ha.

Để giúp bà con trong khâu phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, huyện đã tạo điều kiện cho các xã thành lập hiệp hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn trên diện tích hơn 100ha với 57 hội viên tham gia, đồng thời đăng ký thương hiệu “Nhãn chín muộn Hoài Đức”.


Có thể bạn quan tâm