Thống kê / Mô hình kinh tế

Gia tăng bệnh vàng cành, thán thư trên cây thanh long

Ngày đăng: 15/05/2015

Diện tích nhiễm bệnh vàng cành 1.469 ha, tăng 239 ha so với tuần trước và tăng 836 ha so cùng kỳ năm 2014, phân bố ở toàn vùng trồng thanh long. Ngược lại, do thời tiết khô hanh nên bệnh đốm nâu không có diện tích nhiễm nặng và trung bình. Diện tích nhiễm nhẹ 246,3 ha (tỷ lệ bệnh < 5%), giảm 37,2 ha so với 1 tuần trước đó, chủ yếu phân bố ở huyện Hàm Thuận Bắc.

Theo ông Nguyễn Hữu Quang - Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh, bà con cần lưu ý tình trạng cành thanh long bị suy nhược, có triệu chứng stress, các biểu hiện bệnh sinh lý do điều kiện thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài. Các trạm BVTV tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long của Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành và quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật BIO - ADB xử lý cành, quả thanh long bị bệnh và tái sử dụng phế phụ phẩm làm phân hữu cơ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Song song đó, với điều kiện mùa mưa đang đến gần, các Trạm BVTV phối hợp cùng cán bộ xã, thị trấn phát động phong trào cắt tỉa, thu gom và tiêu hủy cành, trái thanh long bệnh, cành vô hiệu bằng chế phẩm vi sinh vật BIO - ADB để tạo môi trường thông thoáng, hạn chế tối đa mầm bệnh tồn tại trong vườn trồng thanh long.

Riêng bệnh thán thư, thối cành và thối trái non, người trồng thanh long nên sử dụng các loại thuốc trị nấm, vi khuẩn đã có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên cây thanh long. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cần bón phân cân đối, chú ý bổ sung thêm Canxi, Magie, Silic và Kali để tăng tính chống chịu của cây, không lạm dụng phân đạm khi cây bị bệnh.

Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 24.000 ha thanh long, trong đó có khoảng 21.000 ha thời kỳ kinh doanh (đang vào mùa chong điện kích thích ra hoa trái vụ).


Có thể bạn quan tâm