Thống kê / Thống kê nông sản

Giá gạo nguyên liệu 25/8/2020 vẫn ở mức cao, xuất khẩu thuận lợi

Tác giả: Thủy Chung
Ngày đăng: 26/08/2020

Giá gạo nguyên liệu xuất khẩu hôm nay ổn định so với hôm qua, giao dịch tại các nhà kho cung ứng yếu ớt.

Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ổn định ở mức 9.100 – 9.150 đồng/kg, loại gạo thành phẩm IR 504 hè thu 10.700 đồng/kg; tấm 1 IR 504 hè thu 8.800 – 8.900 đồng/kg và cám vàng 5.750 – 5.800 đồng/kg.

Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giá lúa gạo ổn định, trong khi giá gạo xuất khẩu tăng 5 USD/tấn so với tuần trước, lên mức 488 - 492 USD/tấn.

So với hồi đầu tháng 8, giá lúa hôm nay tăng khoảng 400 đồng/kg. Cụ thể tại Cần Thơ và Hậu Giang, lúa tươi tại ruộng 5.500 đồng – 6.500 đồng/kg (tùy theo giống lúa). Đáng chú ý, nhiều nông dân và vựa lúa có khả năng trữ lúa đã trúng lớn khi trữ lúa thơm Jasmine 85, vì giá lúa đã vọt tăng từ 7.500 đồng/kg lên 8.200 đồng/kg. Vụ hè thu 2020, ĐBSCL sản xuất 1,54 triệu ha, sản lượng khoảng 9 triệu tấn.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 25/8 tiếp tục tăng lên mức 488 - 492 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với ngày 20/8/2020. Trong khi đó, giá gạo cùng loại của Thái Lan cũng tăng 2 USD/tấn lên mức 493 - 497 USD/tấn.

Thị trường thế giới đang có nhu cầu cao với gạo IR 50404, trong khi nguồn cung trong nước lại hạn hẹp do thu hẹp diện tích trồng. Đồng thời, lượng lúa IR 50404 từ Campuchia không về Việt Nam được khiến nguồn cung sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng rao bán trước đó phải thu gom đủ sản lượng để giao. Ngoài ra, việc các, nhà nhập khẩu hỏi mua khi doanh nghiệp không có hàng dẫn đến giá gạo tiếp tục được đẩy lên cao.

Tại ĐBSCL, bước vào cuối vụ thu hoạch lúa hè thu, nguồn cung đang ít và thương lái trong nước tăng cường mua vào thời gian gần đây.

Theo các chuyên gia, hiện nay lúa và gạo đều tăng giá do thị trường xuất khẩu đang tốt, cùng với việc Hiệp định EVFTA vừa có hiệu lực từ ngày 1-8 đã có tác động tích cực đến ngành hàng lúa gạo.

Do tác động của dịch Covid-19, nên logistics toàn cầu hiện nay “bị đứt gãy”. Các chuyên gia lúa gạo cho rằng: Mối quan tâm của các nước nhập khẩu gạo hiện nay là việc giao hàng. Theo đó, giao hàng nhanh chóng và logistics tăng thêm giá trị mua hàng. Hậu cần và khả năng vận chuyển giao hàng (hoặc nhận hàng) đã trở thành những yếu tố quan trọng trong việc định hình nhu cầu lúa gạo hiện nay.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay tiếp tục tăng lên mức 488 - 492 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo cùng loại của Thái Lan cũng tăng lên mức 493 - 497 USD/tấn.

Theo các doanh nghiệp, hiện thị trường thế giới đang có nhu cầu cao với gạo IR 50404, trong khi đó nguồn cung trong nước lại hạn hẹp do thu hẹp diện tích trồng. Cùng với đó, lượng lúa IR 50404 từ Campuchia không về Việt Nam được khiến nguồn cung sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng rao bán trước đó phải thu gom đủ sản lượng để giao. Ngoài ra, việc các, nhà nhập khẩu hỏi mua khi doanh nghiệp không có hàng dẫn đến giá gạo tiếp tục được đẩy lên cao.

Tính đến ngày 15/08, Việt Nam đã xuất khẩu gần 4,3 triệu tấn gạo, thu về gần 2,1 tỷ USD, tăng 2,8% về lượng và tăng 13% về giá trị. Trong 8 tháng đầu năm, gạo là một trong số ít các mặt hàng đạt mức tăng trưởng dương. Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, với giá gạo xuất khẩu liên tục tăng từ đầu năm đến nay, Việt Nam có thể xuất khẩu được từ 6,5-6,7 triệu tấn gạo. Đây là số lượng rất đáng khích lệ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đanh diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

Không chỉ có giá cao ở hiện tại, giá gạo Việt Nam còn được dự báo sẽ tiếp tục ở mức giá tốt từ nay cho đến cuối năm 2020. Một trong những nguyên nhân theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là do nhu cầu nhập khẩu gạo tại nhiều thị trường đang tăng lên, trong khi nguồn cung gạo trắng thế giới khá hạn hẹp, một phần do xuất khẩu gạo của Thái Lan có xu hướng giảm trong năm nay.


Có thể bạn quan tâm