Thống kê / Tin nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển mô hình vỗ béo bò thị

Tác giả: Ths. Đào Minh Thuận
Ngày đăng: 07/04/2022

Anh đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và nhận thấy tiềm năng phát triển rất tốt từ việc chăn nuôi vỗ béo bò thịt. Từ năm 2019, khi nắm bắt được chủ trương phát triển đàn bò của chính quyền địa phương, anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò thịt trên diện tích 8.000 m2 đất quy hoạch chuyển đổi VAC.

Trang trại bò thịt của anh nuôi theo hình thức nuôi nhốt kết hợp sân chơi, chủ yếu là cột bò trong chuồng, khoảng 2 - 3 ngày anh mới thả bò ra sân hoặc bãi cỏ để bò vận động. Bò giống được anh tìm mua của các hộ chăn nuôi bò sinh sản trong tỉnh bao gồm bê thịt và bò loại thải, có khi nhập bò từ một số trang trại ở các tỉnh khác như Thanh Hóa, Nghệ an, Hòa Bình,…

Anh Hòa cho biết: Hầu hết bò anh nhập về đều có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, giấy xác nhận đã tiêm một số loại vắc xin như Lở Mồm Long Móng, Tụ huyết trùng. Sau khi nhập bò về anh thực hiện nhốt cách ly và phòng bổ sung một số loại thuốc như Tiên mao trùng, Sán lá gan, Giun tròn, ngoại ký sinh trùng. Thức ăn sử dụng cho đàn bò gồm thức ăn thô xanh như các loại cỏ, rơm khô, thân cây ngô, thân cây chuối kết hợp thức ăn công nghiệp là cám viên hỗn hợp cho bò thịt, cám ngô, cám gạo. Mức ăn hàng ngày của mỗi con bò khoảng 30 – 40 kg thức ăn thô xanh và 2 - 3 kg thức ăn tinh.

Trung bình mỗi năm anh nuôi vỗ béo khoảng 2 lứa, mỗi lứa từ 30 đến 50 con, thời gian vỗ béo khoảng 3 đến 4 tháng. Khi bò được xuất bán, các thương lái thường tìm đến tận trại để thu mua, giá bán bò thịt dao động từ 80.000 - 100.000đ/1 kg. Với mỗi con bò vỗ béo anh thường lời khoảng 3 - 3,5  triệu đồng. Năm 2019, anh nuôi vỗ béo 100 con bò, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu về 320 triệu đồng; năm 2020 là 120 con, lợi nhuận 370 triệu đồng.

Anh Hòa cũng chia sẻ đầu năm 2021, anh được Trung tâm Khuyến nông Thái Bình kết hợp với UBND xã Hồng Dũng lựa chọn tham gia mô hình Nuôi vỗ béo bò thịt. Trong quá trình thực hiện, anh được hỗ trợ vật tư, đặc biệt là được các cán bộ kỹ thuật tư vấn quy trình vỗ béo kết hợp kỹ thuật làm đệm lót sinh học để xử lý môi trường, nhờ áp dụng đồng loạt các tiến bộ khoa học nên hiệu quả mô hình vỗ béo bò của anh đã tăng hơn so với đối chứng trên 15%.

Để phát triển mô hình trang trại nuôi vỗ béo bò thịt của mình, anh Hòa cũng chia sẻ một số khó khăn như vốn đầu tư còn hạn chế, diện tích đất để trồng cỏ chưa đủ để cung cấp cho đàn bò, gia đình anh còn phải sử dụng những nguồn thức ăn xanh từ ngoài tự nhiên nên tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác phòng chống dịch bệnh. Anh cũng mong nhận được hơn nữa sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn để phát triển mô hình vỗ béo bò thịt một cách bền vững.


Có thể bạn quan tâm