Thống kê / Mô hình kinh tế

Cần bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp

Ngày đăng: 30/09/2015

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, điều này còn dẫn đến nguy cơ, từ chính thị trường trong nước, là những loại nông sản mang tính thương mại cao có thể bị thay thế bởi hàng hóa nhập khẩu.

Thực tế và nguy cơ nói trên đòi hỏi nông nghiệp nước nhà phải nhanh chóng bứt phá, hướng đến một nền nông nghiệp công nghệ cao, bền vững.

Những nước chúng ta có thể học hỏi có thể kể đến là Hà Lan, Israel, Nhật Bản...

Hà Lan có diện tích khoảng 4 triệu héc ta và dân số khoảng 17 triệu người, tương đương với đồng bằng sông Cửu Long. Dù có gần một nửa diện tích thấp hơn mặt nước biển với một mùa đông giá rét nhưng đây lại là nước đứng thứ ba thế giới về sản xuất rau, quả.

Israel với diện tích chỉ khoảng 2 triệu héc ta, bằng một nửa diện tích đồng bằng sông Cửu Long, lại có tới hơn 50% là sa mạc đang ở vị trí nước xuất khẩu hoa và rau quả tươi hàng đầu sang châu Âu.

Đặc biệt trong một thời gian không dài, Israel đã tăng 26% sản lượng nông sản trong khi giảm được 12% lượng nước tưới. Đó cũng là điều cần học hỏi khi lượng nước ngọt hàng năm ở nước ta đang giảm nhanh.

Phần lớn đồng ruộng của Nhật Bản manh mún không thua gì ở nước ta nhưng sản xuất của họ đạt hiệu quả cao, không chỉ nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ cao mà còn vì tổ chức hợp tác tốt.

Trước tiên, ta cần hoàn thiện chủ trương chính sách theo hướng thay đổi cấu trúc và quy mô sản xuất, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Với tình trạng phần lớn các nông hộ có diện tích đất dưới một héc ta như hiện nay, dù có sản xuất lúa ba vụ như những năm qua và đạt được 30% tiền lời như ước muốn đi nữa thì cũng khó lòng thoát nghèo.

Suốt nhiều thập kỷ qua lúa là cây trồng có giá trị gia tăng thấp, vì vậy cần tính toán lại mức độ sản xuất vừa đủ để đảm bảo an ninh lương thực, đất đai, còn lại chuyển sang trồng các cây khác có giá trị gia tăng cao hơn.

Vấn đề này không dễ đối với nông dân, không phải về mặt kỹ thuật mà về đầu ra cho sản phẩm, nên cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tổ chức và tìm thị trường cho những loại cây trồng mới.

Về nguồn nhân lực kỹ thuật, nhất thiết phải hoàn thiện các chương trình đào tạo ở các trường nông nghiệp theo hướng giảm dạy quá chi tiết về lý thuyết trồng, nuôi đối với rất nhiều cây, con và tăng cường điều kiện thực hành, nhất là các kỹ thuật công nghệ cao, mà hiện nay còn rất yếu.


Có thể bạn quan tâm