Thống kê / Mô hình kinh tế

Cách phòng, trị dừa bị nứt trái

Ngày đăng: 21/04/2015

Nếu thấy nhiều vết đục nhỏ xì nhựa trên vỏ, ngay dưới mầu dừa là do bọ vòi voi chích.

Những vết chích sẽ lành và lớn dần theo độ lớn trái dừa; trường hợp nấm theo vết chích tấn công thì trái rụng hoặc nứt nếu còn non.

Để phòng nứt trái, về cây giống, nên dùng cây giống được nhân từ cây dừa đúng giống, khỏe mạnh, nhiều chùm, chùm nhiều trái có ở địa phương mình.

Lên liếp đất phù hợp với địa hình, tránh lên liếp thấp gây ra oi nước, ngập nước nhiều ngày, kể cả triều hoặc mưa.

Trồng mật độ phù hợp với khoảng cách cây cách cây 6 - 8m, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn.

Bón phân dừa 1 năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Kết hợp bón NPK + kali (2 - 3 kg/cây), KCl (0,3 - 0,5 kg/cây) + phân hữu cơ (10 - 20 kg/cây), mỗi lần bón với bồi sình hoặc bồi đất khô một lớp mỏng và tưới nếu là mùa khô.

Kinh nghiệm dân gian bón muối (NaCl) lên cổ họng dừa tăng calci cho cây chống rụng trái còn diệt và ngừa sâu bọ, nấm.

Nếu trái dừa rụng do nhiễm nấm, dùng thuốc diệt nấm phun vào khu vực cổ hủ, bẹ hoa, theo nồng độ khuyến cáo.

Nếu bị ấu trùng bọ vòi voi tấn công thì dùng thuốc trừ sâu diệt ấu trùng, xong diệt nấm xâm nhiễm qua các vết thương.

Dọn vườn sạch là biện pháp nên áp dụng để phòng ngừa cả sâu và bệnh.


Có thể bạn quan tâm