Giá / Mô hình kinh tế

Yên Sơn Vào Vụ Mùa

Yên Sơn Vào Vụ Mùa
Tác giả: 
Ngày đăng: 27/07/2013

Vụ mùa này, huyện Yên Sơn phấn đấu gieo cấy 5.491ha lúa trong đó trà lúa mùa sớm 355 ha, trà chính vụ 4.670ha và 466 ha trà lúa muộn tập trung tại 9 xã có ruộng dưới cốt nước 25m là: Phúc Ninh, Tứ Quận, Tân Long, Tiến Bộ, Xuân Vân, Thái Bình, Trung Môn, Thắng Quân, Kim Phú..

Để bảo đảm cho vụ mùa thắng lợi, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (NN&PTNT), trạm khuyến nông hướng dẫn các đơn vị chủ động chuẩn bị đủ lượng lúa giống và vật tư nông nghiệp để cung cấp cho bà con các xã, thị trấn. Công tác thủy lợi cũng được huyện đặc biệt chú trọng, các xã, thị trấn đã huy động nhân dân nạo vét kênh mương nội đồng, đảm bảo tưới tiêu chủ động.

Đảm bảo sản xuất thuận lợi, đạt năng suất cao, đồng thời chủ động phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại, các địa phương hiện đang chủ động kiểm tra, duy trì, bảo dưỡng hệ thống đập kè, kênh mương và có phương án phòng chống thiên tai, lụt bão bất thường xảy ra trên địa bàn.

Ông Vũ Hồng Xuân, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Sơn cho biết: Đến nay toàn huyện đã làm đất được hơn 70% diện tích ruộng cấy; lượng mạ giống đã gieo 284.900kg, trong đó lúa lai 83.200 kg, lúa thuần 201.700 kg.

Để toàn bộ diện tích cấy đúng khung thời vụ tốt nhất, phòng chỉ đạo các đơn vị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thực hiện cung ứng đầy đủ giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu... kết thúc gieo cấy trà chính trước ngày 15-7 và sau ngày 20-7 kết thúc gieo cấy trà lúa muộn. Các xã chủ động nguồn giống dự phòng để cấy lại trên những diện tích bị thiệt hại do thiên tai; sau ngày 10-8 những diện tích chưa gieo cấy phải chuyển sang trồng cây màu.

Trong những ngày này, trên các cánh đồng xã Chiêu Yên, bà con nông dân đang khẩn trương xuống mạ và làm đất cày, bừa, nạo vét kênh mương. Vụ mùa năm nay, xã Chiêu Yên gieo cấy 110 ha lúa, trong đó có 65 ha lúa lai, gồm Tạp giao 1, Nhị ưu 838, Việt lai 20, Nam Dương và 45 ha lúa thuần KM18, BC15, Bắc thơm số 7, Nếp N97… phấn đấu năng suất bình quân đạt 63 tạ/ha.

Ngay từ đầu tháng 5, xã đã tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và hướng dẫn cho bà con sử dụng giống, phân viên nén dúi sâu, thuốc trừ sâu tại 17/17 thôn xóm. Bà Phạm Thị Suối, chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp thôn Thọ Sơn, cho biết: Để đảm bảo cung ứng đủ giống vật tư nông nghiệp cho bà con trong xã, ngay đầu tháng 5, cửa hàng đã chủ động nhập 1 tấn giống lúa các loại, 2 tấn phân nén dúi, 5 tấn phân NPK và thuốc trừ sâu.

Theo bà Đặng Thị Vi, xóm 11 xã Tân Long, bây giờ lao động ở nông thôn thiếu, chủ yếu là người già và trẻ em nên mỗi khi đến mùa vụ rất khó khăn. Nhờ áp dụng phương pháp gieo sạ, người nông dân không những giảm được khá nhiều công lao động, giống mà còn đảm bảo được khung thời vụ và đem lại năng suất cao hơn hẳn so với phương pháp cấy truyền thống.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.

27/07/2013
Nuôi Tôm Bằng Chế Phẩm Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao Nuôi Tôm Bằng Chế Phẩm Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Đầu năm 2012, đề tài khoa học “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên chủ trì được áp dụng vào thực tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nuôi tôm.

27/07/2013
Đời Sống Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Chình Đời Sống Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Chình

Lâu nay, người dân thôn Văn Trị (Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị) sống nhờ việc đánh bắt tôm cá trên sông Ô Giang. Từ đời này sang đời khác, cá tôm ngày càng khan hiếm do vậy cuộc sống của bà con chưa được cải thiện nhiều.

27/07/2013