Xuất Hiện Loài Ve Sầu Mới Gây Hại Cây Cà Phê
Đến tuần cuối tháng 6, báo cáo kết quả bước đầu qua đợt khảo sát, kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho thấy, trên địa bàn huyện Lâm Hà hiện có hơn 50ha cà phê bị loài ve sầu hoàn toàn mới này tấn công với mức thiệt hại như sau: Diện tích bị thiệt hại nặng (tỷ lệ từ 62,5% - 75%) là 0,85ha; diện tích bị hại ở mức trung bình (37,5% - 50%) là 5ha; và diện tích còn lại (45ha) bị thiệt hại nhẹ (tỷ lệ 12,5% - 25%). Và, chỉ số cành trên cây cà phê bị hại tương ứng với các mức nặng, trung bình và nhẹ là 10% - 15%, 3% - 5% và 1% - 2,5%.
Cũng qua kết quả khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, loài ve sầu hoàn toàn mới khi trưởng thành có đặc điểm hình thái là trên lưng có màu đen, dưới bụng có màu vàng cam và sau đuôi có gai nhọn. Về kích thước, con trưởng thành dài từ 55 – 60mm, chiều rộng của thân từ 20 – 22mm, chiều dài sải cánh từ 100 – 115mm. Trứng của loài ve sầu mới có màu trắng, kích thước dài khoảng 2mm, đường kính của trứng trung bình là 0,5mm; trứng được đẻ chủ yếu ở các cành cấp 2 của cây cà phê.
Bởi chưa được định danh khoa học nên dựa vào quan sát đặc điểm nổi bật ban đầu, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng trong một văn bản báo cáo đã tạm gọi loài ve sầu hoàn toàn mới này là “ve sầu bốn chấm”.
Theo các tài liệu chuyên môn, nếu kể cả loài ve sầu hoàn toàn mới với tên tạm gọi là “ve sầu bốn chấm” vừa xuất hiện thì hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tồn tại 6 loài ve sầu gây hại cây cà phê. Trong đó, 5 loài đã được Viện Bảo vệ thực vật định danh khoa học là ve sầu phấn trắng (Dundubia nagarasagna Distant), ve sầu nâu đỏ (Purana pigmentata Dustant), ve sầu nhỏ (Purana guttularis Walker), ve sầu cánh vân (Pomponia daklakensis Sanborn) và ve sầu lưng vằn (Haphsa bindusa Distant).
Related news
Trạm khuyến nông huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tổ chức tham quan đánh giá mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại thị trấn Phong Châu
Cá tràu tiến vua và cá rô Tổng Trường là hai loài cá quý hiếm đặc hữu của Ninh Bình. Chúng chỉ sống ở vùng hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, huyện Hoa Lư với số lượng hạn chế. Nhưng hiện nay, Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Ninh Bình đã thử nghiệm thành công việc nhân giống hai loài cá quý hiếm này, góp phần bảo tồn nguồn gen và mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân.
Phát huy lợi thế của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thuần nông, thời gian qua, nuôi bò thịt đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả được người dân huyện Hồng Ngự chú trọng.