Xây Dựng Mô Hình Nuôi Ngựa Sinh Sản Tại Huyện Văn Bàn

Thông qua Hội nông dân Lào Cai, Trung ương Hội nông dân Việt Nam vừa đầu tư cho vay 300 triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi ngựa sinh sản thí điểm tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn.
Việc thực hiện được giao cho Hội nông dân huyện Văn Bàn chủ trì; bước đầu đã lựa chọn mua 20 con ngựa giống tại các xã Dần Thàng, Nậm Chày và huyện Than Uyên (Lai Châu) và chuyển giao cho 10 hộ dân đăng ký tham gia chăn nuôi.
Đây là giống ngựa địa phương có nhiều ưu điểm, như khả năng kháng bệnh tốt, chân một guốc, ngựa thịt có thị trường tiêu thụ thuận lợi và có giá trị kinh tế cao. Sau 2 tháng triển khai, số lượng đàn ngựa đã tăng thêm 2 con.
Để thực hiện dự án có kết quả, cán bộ Hội nông dân sẽ hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, phương pháp phòng bệnh cho ngựa, sau thời hạn 3 năm hộ chăn nuôi sẽ hoàn trả nguồn vốn vay, mức lãi suất hàng tháng là 0,8%, hộ vay vốn trả tiền lãi suất hàng quý.
Xã Dương Quỳ có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển đàn đại gia súc với đồng cỏ rộng, nhưng hiện xã chủ yếu phát triển đàn trâu với 1.620 con, đàn ngựa hiện chỉ có 24 con.
Có thể bạn quan tâm

Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân ở xã Mỹ Lương (Cái Bè, Tiền Giang) đã trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm "an toàn hóa thu nhập" khi có biến động về thời tiết, giá cả. Tiêu biểu có mô hình trồng chôm chôm xen xoài Đài Loan của anh Phạm Văn Lương ở ấp Lương Ngãi.

Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.

Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.