Giá / Mô hình kinh tế

Xây Dựng 40 Mô Hình Sử Dụng Phân Viên Nén Nhả Chậm

Xây Dựng 40 Mô Hình Sử Dụng Phân Viên Nén Nhả Chậm
Tác giả: 
Ngày đăng: 23/07/2013

Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ  nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.

Theo đó, mỗi huyện sẽ xây dựng 4 mô hình (2 mô hình lúa, 2 mô hình ngô), mỗi mô hình 1.000 m2. Công ty hỗ trợ mỗi mô hình 38 kg phân viên nén nhả chậm các loại, gồm: phân viên nén dúi; phân viên nén vãi tùy theo điều kiện canh tác; cử cán bộ hướng dẫn nông dân kỹ thuật sử dụng phân viên nén, cách chăm sóc lúa, ngô...  

Trước đó, vụ xuân năm 2013, Công ty đã  xây dựng mô hình sử dụng phân viên nhả chậm bón dúi cho lúa  trên diện tích 2.000 m2 tại xã Lê Lai, huyện Thạch An; hỗ trợ 72 kg phân viên nén dúi  trị giá 1 triệu 152 nghìn đồng. Bước đầu được  nông dân đánh giá là dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí , giảm 40% công lao động so với phương thức canh tác truyền thống.

Đặc biệt, sử dụng phân bón viên nén nhả chậm không gây ô nhiễm môi trường, chỉ bón một lần đã đầy đủ lượng phân bón theo quy trình kỹ thuật. Lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, đồng đều, cứng cây, bông lúa to thể hiện rõ đặc điểm của giống, ruộng sạch cỏ dại,   năng suất đạt 7 tấn/ha, cao hơn năng suấ bình quân(5,4 tấn/ha).


Có thể bạn quan tâm

Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân Huyện Điện Biên Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân Huyện Điện Biên

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, kinh nghiệm sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trong những năm gần đây, huyện Điện Biên đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại tổng hợp mang lại hiệu quả cao.

23/07/2013
Thành Công Bước Đầu Với Nghề Nuôi Cá Sấu Thương Phẩm Thành Công Bước Đầu Với Nghề Nuôi Cá Sấu Thương Phẩm

Hiện nay, lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá sấu đem lại thành công bước đầu, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

23/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Chép Thâm Canh Ở Gia Minh Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Chép Thâm Canh Ở Gia Minh

Với diện tích mặt nước rộng, nguồn nước sạch dồi dào, Gia Viễn (Ninh Bình) có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay đa số nông dân vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến, hoặc bán thâm canh; kỹ thuật nuôi thấp, thường dựa theo kinh nghiệm nên sản lượng toàn vùng vẫn chưa cao.

23/07/2013