Giá / Mô hình kinh tế

'Ông Lớn' Cà Phê Buôn Ma Thuột Nợ Khó Trả Hàng Nghìn Tỷ

'Ông Lớn' Cà Phê Buôn Ma Thuột Nợ Khó Trả Hàng Nghìn Tỷ
Tác giả: 
Ngày đăng: 27/03/2012

Thành công trong ngành xuất nhập khẩu cà phê nhưng Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên gọi tắt là Vinacafe Buôn Ma Thuột hiện ôm khối nợ khó trả gần 2.000 tỷ đồng, ít cơ may hồi phục. Trước đó, đơn vị này từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng Công ty xuất khẩu cà phê nhân đơn lẻ lớn nhất toàn cầu.

Mới đây, ngày 15/3, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã quyết định dừng dự án xây dựng công trình Trung tâm thương mại tại huyện Cư Kuin của Vinacafe Buôn Ma Thuột vì không còn đủ sức triển khai. Một lãnh đạo của doanh nghiệp này cho biết: "Mọi năm, vào thời điểm này, thường đã thu mua từ 60 đến 80 nghìn tấn cà phê nhân, còn bây giờ cố lắm cũng chỉ mua được chưa tới 20 nghìn tấn".

Nguyên nhân thất bại, lỗ nặng trong các hợp đồng, trừ lùi dự đoán sai từ mấy năm trước, còn do doanh nghiệp đói vốn, lãi suất vay quá cao, nguồn nguyên liệu bị khối doanh nghiệp FDI hút phần lớn nên cơ hội tồn tại rất mong manh.

Tương tư, Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu INEXIM, doanh nghiệp nhiều năm đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hàng vạn hécta cà phê trên nhiều huyện của tỉnh Đắk Lắk, nay cũng gánh hàng trăm tỷ đồng nợ quá hạn. Ông Vân Thành Huy, Giám đốc INEXIM tiết lộ, nếu được phép bán hết các khoản bất động sản mà Cty đang sở hữu, may ra chúng tôi còn chừng bốn chục tỷ đồng nhen nhóm lại kinh doanh.

Cái khó của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê còn bởi họ phải cạnh tranh không cân sức với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký kinh doanh xuất khẩu cà phê có DakMan (Anh), Olam và Jayanti (Singapore), Amtrada (Hà Lan)…

Dù mua chui trực tiếp hay thông qua đại lý nội địa theo ràng buộc của Nghị định 23, thì với tiềm lực tài chính dồi dào, năng lực điều hành giàu kinh nghiệm thương nhân FDI chỉ cần nhấc giá mua lên cao hơn chút đỉnh đã dễ dàng đánh bật DN nội ra khỏi "sân chơi".

Không riêng doanh nghiệp xuất khẩu, hầu hết công ty kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên đều gặp khó. Sau thời kỳ cầm cự, đến nay, không ít đơn vị thừa nhận không còn đủ sức hoạt động, chờ phá sản…Mỗi niên vụ cà phê đều kết thúc vào thời điểm bản lề giữa 2 năm, tức cuối quý 4 năm trước kéo sang đầu quý một năm sau, nên ngành thuế trên Tây Nguyên thường đẩy mạnh tận thu vào dịp này.

Cứ tới cuối tháng 2 hằng năm, các Chi cục Thuế thu được khoảng 20% mức thuế, phí, lệ phí cả năm so với chỉ tiêu. Năm 2012, quá giữa tháng ba, Chi cục thuế thành phố Buôn Ma Thuột chỉ thu được chưa tới 13% trong chỉ tiêu 940 tỷ đồng/năm, Chi cục thuế thành phố Đà Lạt hiện mới thu được 12,4% trong chỉ tiêu 713 tỷ đồng một năm.

Ông Trần Vĩnh Cảnh, Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, hiện có tới 767 trên 2.380 doanh nghiệp trên địa bàn đang rơi vào tình trạng rất khó khăn do đói vốn, doanh số kém, không có nguồn thu. Trong số đó, 110 doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động từ 6 tháng tới một năm, 14 doanh nghiệp làm thủ tục phá sản.


Có thể bạn quan tâm

Khai Thác Hải Sản Giảm 4.200 Tấn Khai Thác Hải Sản Giảm 4.200 Tấn

Đến nay, đã vào giữa mùa khai thác hải sản năm 2013, nhưng ngư dân huyện Núi Thành (Quảng Nam) chỉ đánh bắt được tổng sản lượng 14.800 tấn hải sản các loại, đạt 46,25% kế hoạch năm, giảm 4.200 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

27/03/2012
Đác Nông Xuất Khẩu Cà Phê Đến 23 Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ Đác Nông Xuất Khẩu Cà Phê Đến 23 Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ

Nhiều nông dân ở Đác Nông đã chú trọng hái cà phê khi tỷ lệ qủa chín đạt trên 90%, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu cà phê của tỉnh.

27/03/2012
Tạo Con Giống Sạch Để Nuôi Tôm Bền Vững Tạo Con Giống Sạch Để Nuôi Tôm Bền Vững

Chất lượng con giống là một trong các yếu tố đầu vào quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm nước lợ. Nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất giống tôm “sạch” là điều cấp thiết hiện nay đối với Quảng Nam.

27/03/2012