Giá / Mô hình kinh tế

Về Thăm Vùng Trồng Lúa Chất Lượng Cao Xứ Thanh

Về Thăm Vùng Trồng Lúa Chất Lượng Cao Xứ Thanh
Tác giả: 
Ngày đăng: 25/04/2011

Nhằm khai thác thế mạnh tự nhiên, phát huy lợi thế nguồn lao động dồi dào, bảo đảm an ninh lương thực, từ năm 2009, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện đề án xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Bằng sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ngành, sau 2 năm thực hiện, Thanh Hoá đã bội thu trên cả 3 tiêu chí: diện tích, năng suất và sản lượng.

Lúa chất lượng cao khẳng định vị thế

Sau 2 năm thực hiện, đề án đã gặt hái được nhiều thành công, trong đó huyện Yên Định đã trở thành điểm sáng. Ông Lưu Vũ Lâm, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: “Ngay từ vụ xuân năm 2009, Yên Định đã hình thành vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trên 2.350ha ở hầu hết các xã. Với cơ cấu các giống lúa lai 3 dòng như Syn6, Nưu 527..., huyện đã có một vụ lúa bội thu với năng suất bình quân toàn vùng đạt 78 tạ/ha. Phát huy kết quả đó, trong vụ mùa, chúng tôi khuyến khích các địa phương mở rộng diện tích lên 2.800ha, đẩy mạnh đầu tư nên năng suất bình quân đạt 67,5 tạ/ha, nhiều nơi đạt 80 tạ/ha”.

Qua việc xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao thấy, hầu hết các địa phương đã tích cực dồn điền đổi thửa, nông dân được tập huấn, hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh nên có kiến thức, kinh nghiệm, năng động hơn trong quá trình sản xuất.

Tuy mới triển khai được 2 năm, nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh còn hạn chế nhưng tất cả các hạng mục phục vụ cho việc xây dựng vùng thâm canh lúa đều được các cấp, ngành tập trung triển khai. Trong 2 năm, nông dân các huyện đã mua 157 máy gặt đập liên hợp, đạt 68% kế hoạch giao về số lượng. Công tác tuyên truyền, phát động nhân dân tham gia thực hiện xây dựng vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng cao cũng được chú trọng.

Để thực hiện tốt đề án, các huyện đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho sản xuất nông nghiệp bằng các chính sách cụ thể. Chỉ tính riêng trong năm 2009, Yên Định đã chi toàn bộ kinh phí cho các địa phương khảo sát thiết kế; huyện Thọ Xuân trích kinh phí 1,8 tỷ đồng cho công tác khảo sát quy hoạch, 350 triệu đồng cho công tác chỉ đạo và hỗ trợ 6.500 đồng/kg giống mới; huyện Đông Sơn hỗ trợ 100 triệu đồng cho các địa phương làm 1km đường giao thông hoặc kênh mương, hỗ trợ 15 xã xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng cao mỗi xã 1 máy thu hoạch lúa; huyện Triệu Sơn hỗ trợ toàn bộ kinh phí khảo sát thiết kế, đồng thời hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/km đường giao thông, kênh mương nội đồng và 10 triệu đồng/máy thu hoạch.

Tăng cường công tác chỉ đạo

Theo kế hoạch, năm 2011, Thanh Hóa sẽ thực hiện mới 14.000ha lúa chất lượng cao, tổng diện tích lũy kế đến hết năm 2011 là 44.100,4ha; phấn đấu năng suất bình quân cả năm đạt 66 tạ/ha trở lên, kiên cố hóa 220km kênh mương, 280km đường giao thông nội đồng, mua 120 máy thu hoạch...

Theo ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu này là phải tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo; tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa, khuyến khích các hộ cho thuê đất, chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện hình thành vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Bên cạnh đó, cần rà soát, đánh giá lại hệ thống thủy lợi, giao thông, đầu tư nâng cấp các công trình đầu mối, hệ thống kênh mương nội đồng để có điều kiện đưa cơ giới vào sản xuất. Trước mắt, thực hiện cơ giới hóa các khâu gieo cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản chế biến lúa gạo. Đồng thời, xây dựng bộ giống cho từng huyện, xã, từng cánh đồng, khẩn trương hoàn thiện bản đồ nông hoá thổ nhưỡng, ưu tiên cho các huyện, xã nằm trong vùng thâm canh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, tham gia vào dự án, tạo điều kiện phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; quy hoạch, xây dựng thương hiệu lúa gạo..., quyết tâm hoàn thành dự án vào năm 2013.

Tại vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng suất bình quân vụ mùa năm 2009 đạt 61,3 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với bình quân chung toàn tỉnh; năm 2010, đạt 64 tạ/ha, tăng 9,3 tạ/ha. Cơ cấu giống cũng có sự khác biệt, diện tích gieo cấy các giống lúa lai tăng nhanh, vụ mùa năm 2009 là 5.473ha, năm 2010 tăng lên 36.185,3ha, chiếm 30% diện tích gieo cấy lúa lai toàn tỉnh...


Có thể bạn quan tâm

Các Phương Pháp Nuôi Hàu Các Phương Pháp Nuôi Hàu

Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.

25/04/2011
Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu Vô Tội Vạ Làm Bùng Phát Dịch Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu Vô Tội Vạ Làm Bùng Phát Dịch

Tại Hội nghị quốc tế Mối đe dọa về lạm dụng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái lúa - Tìm kiếm giải pháp khắc phục do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (16/12), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cho biết việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi, làm gia tăng dịch bệnh.

25/04/2011
Nấm Xanh Phát Huy Hiệu Quả Trên Đồng Ruộng Nấm Xanh Phát Huy Hiệu Quả Trên Đồng Ruộng

Hiện nay, nấm xanh đang được nhân rộng tại các địa phương và hầu hết bà con nông dân đều quan tâm đến mô hình này. Cán bộ bảo vệ thực vật thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A Nguyễn Thanh Phong cho biết: Được sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, địa phương đã gieo cấy nấm xanh khoảng 15ha lúa Đông xuân tại ấp 3B. Từ thực tế cho thấy, mô hình nấm xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân trong công tác phòng trừ sâu hại, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

25/04/2011