Giá / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Đối Diện Nguy Cơ Phá Sản

Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Đối Diện Nguy Cơ Phá Sản
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/04/2012

Chiều 9.4, ông Đỗ Kim Đồng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hòa (Phú Yên) - cho biết, hiện đã có 80% diện tích trong tổng số 504 ha ao hồ ở hạ lưu sông Bàn Thạch thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại.

Hơn 800 hộ dân nuôi tôm ở hạ lưu sông Bàn Thạch mất trắng hơn 43 tỉ đồng, đành phải lặn lội mót lại tôm chết để bán với giá từ 27.000 - 50.000 đồng tùy kích cỡ.Hiện nay, các làng bè nuôi cá điêu hồng ĐBSCL, nhất là vùng nuôi cá bè trọng điểm ở Tiền Giang đang gặp khó do thiếu tiền mua thức ăn cho cá trong khi giá cá điêu hồng dưới giá thành sản xuất. Điều này đã khiến nhiều chủ bè không thể tiếp tục đầu tư nuôi cá hoặc bán bè để chuyển nghề khác.

Thiếu tiền mua thức ăn cho cá nên nhiều chủ bè phải nghĩ đến chuyến bán bớt bè chưa đến cỡ thu hoạch (Ảnh chụp phường Tân Long, Mỹ Tho, Tiền Giang) - Ảnh: Thành Công

Thiếu tiền mua thức ăn cho cá

Theo các hộ nuôi cá bè, trước đây các đại lý thường bán thức ăn cá gối đầu cho các chủ bè cá với số tiền từ 80 - 100 triệu đồng. Do thiếu vốn, chỉ tính riêng khu vực phường Tân Long, Mỹ Tho (Tiền Giang) có hơn 300 bè cá trước nay vẫn hoạt động với hình thức nêu trên.

Ông Trần Văn Tâm, phường Tân Long, Mỹ Tho cho biết: “Nếu chủ bè nào có tiền mặt trả ngay sau khi giao thức ăn thì sẽ được đại lý giảm từ 12 - 15 đồng/bao. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít chủ bè có đủ tiền mặt để trả mà phải mua thức ăn gối đầu từ đại lý. Nguồn vốn ngân hàng cũng khó tiếp cận vì chủ bè không có nhiều bất động sản để thế chấp”.

Hình thức bán thức ăn gối đầu của các đại lý thức ăn đã giúp các hộ nuôi cá bè yên tâm về nguồn vốn sản xuất, bởi chi phí thức ăn chiếm đến 80 - 85% giá thành sản xuất. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 11/2011, bất ngờ các đại lý bán thức ăn cá đồng loạt chuyển đổi hình thức bán thức ăn cá từ gối đầu sang bán tiền mặt.

Điều này đã khiến nhiều hộ nuôi cá bè lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì cá đang nuôi chưa tới cỡ thu hoạch nhưng lại không có tiền tiếp tục mua thức ăn cho cá.

Ông Mai Phước Thọ, xã Thới Sơn, Mỹ Tho, cho biết trước đây 4 bè cá của ông được các đại lý thức ăn bán theo hình thức gối đầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các đại lý chỉ bán theo hình thức tiền mặt nên gia đình ông phải cầm giấy chủ quyền đất vay ngân hàng được 50 triệu đồng để mua thức ăn cho cá. Dù vậy, số tiền này cũng chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu của cá, vì vậy ông Thọ phải giảm khẩu phần ăn cho 4 bè nuôi cá điêu hồng của mình, khiến cá chậm phát triển dẫn đến nguy cơ thua lỗ.

Bà Nguyễn Thị Lành, chủ đại lý bán thức ăn cá Tám Lành, phường Tân Long, Mỹ Tho, cho biết thời gian qua, nhiều chủ bè nuôi cá bị lỗ nên các đại lý thức ăn không thu hồi được vốn. Trong khi đó, đại lý phải mua thức ăn từ các doanh nghiệp sản xuất bằng tiền mặt nên buộc đại lý phải áp dụng hình thức bán bằng tiền mặt đối với các chủ bè cá do không tiếp tục “chống cự” nổi.

Giá bán cá dưới giá thành

Những tháng cuối năm 2011, cá điêu hồng có giá cao, khoảng 32 - 34 ngàn đồng/kg nên các hộ nuôi cá bè có lãi khá. Tuy nhiên, gần 2 tháng nay, giá cá điêu hồng giảm mạnh chỉ còn 27 – 28 ngàn đồng/kg nhưng các khoản chi phí đầu vào như thức ăn, con giống, nhân công… đều tăng khiến chủ bè đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng.

Theo ông Đinh Thế Nhân, xã Thới Sơn, Mỹ Tho, cho biết với giá bán cá hiện nay, mỗi bè có thế tích 100 m3 phải có sản lượng cá bình quân 7 - 8 tấn thì mới có khả năng huề vốn hoặc lời chút đỉnh. Đối với những bè chỉ thu được 5 tấn cá/bè thì coi như lỗ nặng. Tuy nhiên, những bè có năng suất cao 7 – 8 tấn thì rất hiếm mà chủ yếu là những bè cá có năng suất bình quân 5 tấn/bè.

Ông Đoàn Quốc Tuấn, xã Thới Sơn, Mỹ Tho cho biết, hiện nay để tạo ra 1 kí lô gam cá cần tới 1,7 kg thức ăn, tính ra chi phí nuôi cá điêu hồng hiện nay khoảng 30 ngàn đồng/kg nhưng giá bán chỉ có 28 ngàn đồng/kg. Do đó, vừa qua ông Tuấn đã thu hoạch 3 bè cá với số tiền lỗ gần 100 triệu đồng.

Do đối tượng nuôi chính trên bè là cá điêu hồng, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên khi thu hoạch rộ, thường hay xảy ra hiện tượng cung vượt cầu, dẫn đến giá cá giảm mạnh. Theo ông Nguyễn Phương Thoại, cán bộ phụ trách vùng nuôi cá bè của Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, thời gần đây nhiều chủ bè kêu thương lái bán cá cả tuần nhưng cũng chưa có thương lái nào chịu mua.

Kết quả đợt khảo sát mới đây của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, cho thấy tình trạng khó khăn hiện nay của làng bè đã khiến nhiều chủ bè phải bỏ trống bè, cá biệt một số chủ bè không cầm cự nổi phải bán bè làm nghề khác.

Điển hình như ông Huỳnh Văn Sơn, là người đã gắn bó với nghề nuôi cá bè hơn 7 năm, từng là Phó chủ nhiệm Chi hội Nghề cá xã Thới Sơn (Mỹ Tho), vậy mà giờ đây ông Sơn phải chia tay với nghề nuôi cá bè để quay lại nghề làm vườn.

Bà Nguyễn Thanh Trà, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Long, Mỹ Tho cho biết, trên địa bàn phường có 383 bè cá neo đậu, nhưng do những khó khăn về giá cả và nguồn vốn nuôi cá nên hiện số lượng bè bỏ trống đã lên đến 20%.

Ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có 1.531 bè cá đang neo đậu (trong đó Mỹ Tho có 1.080 bè; huyện Cái Bè có 150 bè; huyện Cai Lậy có 292 bè; huyện Châu Thành có 9 bè) với sản lượng cá điêu hồng cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu mỗi năm lên tới gần 20.000 tấn.

Tuy nhiên, thời điểm này toàn tỉnh chỉ có 1.466 bè đang thả nuôi trong tổng số 1.531 bè cá đang neo đậu. Trước tình hình hiện nay, ông Hội cho rằng, vấn đề cấp thiết hiện nay là nguồn vốn nuôi cá, giảm giá thành sản xuất và tạo đầu ổn định cho sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Giá Lúa Gạo Tăng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Giá Lúa Gạo Tăng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Hiện giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL tăng 100 - 200 đồng/kg so với tháng trước.

12/04/2012
Hỗ Trợ Cá Giống Thực Hiện Mô Hình Trình Diễn Thủy Sản Hỗ Trợ Cá Giống Thực Hiện Mô Hình Trình Diễn Thủy Sản

Đây là chương trình cung cấp cá giống thuộc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản trong Đề án xây dựng nông thôn mới năm 2011 của tỉnh, do Trung tâm Thủy sản Long An - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức. Theo dự án, mỗi hộ được hỗ trợ tối đa 7 triệu đồng, bao gồm 100% con giống, còn lại là vật tư và thức ăn.

12/04/2012
Khấm Khá Nhờ Nuôi Chim Cút Ở Bà Rịa - Vũng Tàu Khấm Khá Nhờ Nuôi Chim Cút Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Nhiều năm gần đây, mô hình nuôi chim cút đem lại hiệu quả kinh tế và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu).

12/04/2012