Ương Giống Cá Tra
Trong khi nhiều nông dân khốn đốn với các loại cá da trơn xuất khẩu, thì ở ấp Đông Phước, xã Đông Bình, Huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hàng chục hộ dân lại ăn nên làm ra khi chọn mô hình ương cá tra giống.
Người đầu tiên trong ấp khởi động mô hình này là ông Nguyễn Văn Xuân (49 tuổi), một nông dân SX giỏi cấp thành phố nhiều năm liền. Trước đây trên 4.000 m2 đất gia đình ông chỉ canh tác lúa quanh năm. Một lần sang huyện Cờ Đỏ chơi, ông thấy việc ương giống cá tra hiệu quả, ông mạnh dạn thuê nhân công đào ao nhà để áp dụng mô hình.
Sau khi cải tạo ao, ông thả nuôi 2 triệu con cá bột mua từ các trại giống có uy tín tại huyện Tân Châu; đồng thời nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham quan các ao nuôi, cách chăm sóc, cho ăn, phát hiện bệnh, biện pháp điều trị, kỹ thuật làm sạch nguồn nước… của các địa phương khác để áp dụng.
Theo ông Xuân, mô hình phải có diện tích mặt nước tương đối lớn, nguồn nước luôn sạch, và dành nhiều thời gian chăm sóc; không để cá nhiễm bệnh, đặc biệt là loại trừ ngay dịch bệnh gan thận mủ. Bệnh này do côn trùng có hình bánh xe đeo bám vào mang làm cá làm cá biếng ăn, chết.
Người nuôi khi phát hiện bệnh phải lấy mẫu đến giám định tại cơ sở thú y, sử dụng thuốc đặc trị cho cá và được hướng dẫn cách cải tạo nguồn nuớc trong ao. Ưu điểm khác của mô hình là giá cả đầu ra thường không biến động theo thị trường, Việc mua, bán giống đều được các thương lái tiến hành tại ao…
Ông Xuân cho biết thêm: “Khi cá còn nhỏ cho chúng ăn sữa bịch, rồi sữa đậm đặc, khoảng 20 ngày chuyển sang thức ăn miếng, đến thời điểm sắp xuất bán, cá có chiều dài trung bình khoảng 1,5 cm thì dùng thức ăn viên hiệu TILAPHI của Pháp (loại 25 kg/bao). Bình quân chu kỳ mua về nuôi đến lúc xuất ao khoảng 45-65 ngày”.
Với cách làm trên, 4 năm qua, mỗi năm ông Xuân thù lãi xấp xỉ 250 triệu đồng, riêng năm 2011 sau khi trừ hết các khoản chi phí còn lãi 350 triệu. Trong họ tộc anh Xuân có đến 4 hộ thực hiện cách làm này, trong đó có hộ anh Nguyễn Văn Bạch năm 2011 vừa qua lãi 1,3 tỷ đồng trên diện tích thả nuôi 16.000 m2.
Ông Xuân còn tận tình hướng dẫn nhiều hộ nông dân khác trong vùng về các biện pháp thả nuôi, chăm sóc để đạt kết quả cao nhất. Đến cuối tháng 4/2012, ấp Đông Phước đã có trên 30 hộ làm theo mô hình của anh và cho những tín hiệu rất khả quan...
Related news
Không biết chính xác hẹ được trồng từ khi nào, nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà nông ở các vùng chuyên canh màu của Sóc Trăng như Đại Tâm, Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên), Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) đã vươn lên khá giàu, ổn định được kinh tế gia đình từ loại cây này. Bên cạnh nguồn lợi từ cây lúa và chăn nuôi thì trồng hẹ được xem là mô hình trồng màu đạt thu nhập cao, bền vững của những hộ nông dân Khmer vùng này.
Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.