Ứng Dụng Khí Biogas An Toàn Tại Miền Núi An Giang
Chương trình ứng dụng được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang phối hợp với Sở Tài nguyên-Môi trường, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai thực hiện, đã giúp giảm được chi phí sinh hoạt và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân địa bàn vùng núi Tịnh Biên đặc biệt khó khăn không có mạng lưới điện quốc gia.
22 mô hình ứng dụng khí biogas sinh học tận dụng xử lý chất thải từ chăn nuôi gia súc, tạo khí biogas, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư, nhất là việc chăn nuôi gia súc của các hộ dân tộc Khmer tại đây. Mỗi hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng để xây một mô hình bao gồm bể 1 chứa phân chuồng thông qua bể 2 phân giải chất thải dẫn đến bể 3 xả khí nối ống vào hệ thống tạo nhiệt đun nấu và điện thắp sáng sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
Ông Trương Thành Lợi, nằm trong Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học, cho biết gia đình ông đã lắp đặt 2 bóng đèn và sử dụng 1 bếp gas, trong tháng đầu sử dụng khí biogas này gia đình ông tiết kiệm hơn 600.000 đồng tiền khí đốt đun nấu và có điện sử dụng cho gia đình.
Theo ông Trần Anh Thư, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh An Giang, chương trình khí biogas sinh học chỉ ứng dụng cho những vùng đặc biệt khó khăn, địa bàn không có điện hoặc cách xa mạng lưới điện không có khả năng hạ thế, nhằm cung cấp ánh sáng và khắc phục ô nhiễm môi trường.
Thực tế hiện nay vùng nông thôn tỉnh An Giang đời sống nhân dân còn khó khăn, vì vậy tỉnh đang vận động, khuyến khích các hộ chăn nuôi lớn khu vực nông thôn huyện An Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Long Xuyên áp dụng nhằm tận thu phế thải để tái tạo gas, điện làm khí đốt và thắp sáng./.
Related news
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 2.000ha mãng cầu (ta) chất lượng tốt, tập trung tại: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và TP.Vũng Tàu. Bình quân mỗi năm, sản lượng thu hoạch gần 9.000 tấn/năm. Nếu được quy hoạch bài bản, mãng cầu sẽ là cây ăn quả đầy sức cạnh tranh của BR-VT.
Trong niên vụ cà phê 2012 - 2013, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) sẽ cung cấp miễn phí gần 300.000 cây cà phê giống cho những hộ dân muốn tái canh vườn cà phê già cỗi. Số cây này đủ tái canh cho khoảng 270 héc ta.
Cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) bị bồi lấp, hàng loạt tàu cá phải dạt đến những cảng biển khác trong và ngoài tỉnh làm cho nhiều cơ sở chế biến hải sản đang ăn nên làm ra tại địa phương điêu đứng vì khan hiếm nguyên liệu.