Ứng dụng công nghệ vào liên kết sản xuất cây ăn quả
Sáng 22/10, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh và Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Giải pháp ứng dụng công nghệ để tổ chức liên kết sản xuất cây ăn quả”.Sáng 22/10, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh và Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Giải pháp ứng dụng công nghệ để tổ chức liên kết sản xuất cây ăn quả”.
Bưởi da xanh đang "đứng vững" trên đất Hoài Ân (Bình Định).
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh và ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, Sở NN-PTNT Bình Định trình bày kết quả thực hiện phát triển cây ăn quả theo quy hoạch trồng trọt của tỉnh giai đoạn 2015 - 2019, định hướng đến năm 2035; kết quả thực hiện dự án phát triển cây ăn quả tại 3 huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão.
Bên cạnh đó, các ngành liên quan tỉnh Bình Định còn có báo cáo tham luận về các đề tài: Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng SX và tiêu thụ cây ăn quả của 2 huyện Hoài Ân và Hoài Nhơn; tiềm năng phát triển cây ăn quả của các huyện phía Bắc tỉnh; ứng dụng KHCN trong nâng cao năng suất, chất lượng của cây bưởi da xanh; giải pháp và các chính sách hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và bảo hộ để nâng cao giá trị sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn tỉnh; giải pháp hỗ trợ cây ăn quả gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh; phát triển các mô hình vườn cây ăn quả gắn với phát triển du lịch; giải pháp hỗ trợ, tìm kiếm thị trường cho cây ăn quả của tỉnh.
Xoài cát Hòa Lộc trên đất Cát Hiệp (huyện Phù Cát, Bình Định).
Hội thảo được tổ chức nhằm xác định tiềm năng, thế mạnh, hướng khai thác, phát triển các vùng, vườn cây ăn quả theo chuỗi giá trị; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ trái cây ở các huyện phía Bắc tỉnh...
Related news
Là một trong ba loại cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh Quảng Trị, nhưng hiện nay, cây cà phê ở huyện Hướng Hóa đã đánh mất vị thế vốn có. Năng suất, chất lượng cà phê ngày càng giảm, dẫn đến giá bán xuống thấp, người dân bỏ bê không buồn chăm sóc...
Người Trung Quốc chuộng sâm rừng Mỹ bởi nhân sâm châu Á chủ yếu là sâm trồng với chất lượng thấp. Loại sâm Mỹ 20 năm tuổi có giá trị cao tương đương với đá quý.
Trên là chia sẻ của anh Đào Ngọc Nam - người từng sống, làm việc ổn định tại nước ngoài, nhưng với mong muốn “ai cũng được dùng thực phẩm sạch” đã về nước và cho ra đời Chuỗi thực phẩm sạch An Việt (An Việt Food) do anh làm Tổng giám đốc.