Giá / Mô hình kinh tế

Từ Nay Đến Ngày 5/11: Thời Gian Phun Thuốc Trừ Rầy Hiệu Quả Nhất

Từ Nay Đến Ngày 5/11: Thời Gian Phun Thuốc Trừ Rầy Hiệu Quả Nhất
Tác giả: 
Ngày đăng: 02/11/2013

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu, hiện nay có đợt rầy nâu nở rộ.

Đợt rầy này đang nở trên lúa thu đông trong giai đoạn đứng cái, trỗ đòng. Mật số rầy trung bình 1.500 - 3.000 con/m2, có nơi mật số cao 6.000 - 7.000 con/m2, cá biệt một số nơi lên đến hơn 10.000 con/m2.

Nếu nông dân không phòng trừ tốt, khả năng sẽ xảy ra cháy rầy. Vì vậy, bà con cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng. Khi kiểm tra thấy mật số rầy nâu từ 2 con/tép lúa thì tiến hành phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, phun xuống gốc lúa nơi rầy đeo bám. Đối với ruộng lúa sạ dày, nên bơm nước vào ngập ruộng để rầy di chuyển lên trên để phun thuốc đạt hiệu quả hơn.

Theo khuyến cáo của ngành chức năng, thời gian phun thuốc trừ rầy hiệu quả nhất là từ nay đến ngày 5/11.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak) Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak)

UBND huyện Cư Kuin (Dak Lak) vừa có văn bản triển khai Chương trình phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững Raiforest Alliance với diện tích từ 100 - 200 ha, sản lượng từ 200 - 400 tấn tiêu đen/năm trên địa bàn 2 xã Ea Bhôk và Ea Ning.

02/11/2013
Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn

Nhằm giúp nông dân có định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án: “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang”, thời gian thực hiện từ tháng 3/2011 - 3/2013.

02/11/2013
Kết Nối Cung Ứng Giống Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Hà Tĩnh Kết Nối Cung Ứng Giống Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Hà Tĩnh

Ngày trước, người nuôi tôm trong tỉnh Hà Tĩnh phải “khăn gói” vượt hàng trăm cây số đi mua con giống về thả. Giờ chỉ cần đặt hàng, đúng hẹn là các doanh nghiệp (DN) sản xuất có uy tín sẵn sàng chở con giống đến tận ao nuôi... Sự kết nối của DN với người dân không chỉ giải bài toán thiếu hụt về nguồn giống tại chỗ mà còn là hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm.

02/11/2013