Trồng Thiên Lý Lãi To
Đó là khoản thu nhập khá lý tưởng của anh Trịnh Bửu Kiếm, ngụ ấp Hậu Giang 1, xã Tân Hòa, Phú Tân khi áp dụng mô hình trồng hoa thiên lý thay các mô hình trồng rẫy truyền thống tại địa phương.
Cũng như những hộ khác trong xã, ngoài cây lúa đa phần còn tận dụng đất cồn để trồng nhiều hoa màu, anh Kiếm cũng trồng luân phiên dưa leo, bắp, khoai cao… Sau nhiều lần tham quan mô hình làm ăn hiệu quả tại các tỉnh ngoài, anh đặc biệt chú ý tới mô hình hoa thiên lý cho lợi nhuận khá cao, thu hoạch nhanh và dài hạn hơn các loại cây khác.
Quyết định thử nghiệm mô hình này, anh đã trình bày ý tưởng với Hội Nông dân xã và được anh Phạm Hiền Kế, Chủ tịch Hội tìm kiếm các tài liệu liên quan, giúp đỡ. Toàn bộ diện tích 4.000 m2 được anh Kiểm chuyển sang đầu tư giàn, trồng thiên lý. Với kỹ thuật khá đơn giản, chỉ sau 5,5 tháng chăm sóc, thiên lý đã cho thu hoạch và cho khai thác; kéo dài đến 4 năm.
Đợt thu hoạch đầu tiên, mỗi ngày anh hái được từ 20- 30 kg bông. “Trồng thiên lý lợi thế ở chỗ không cần chăm sóc nhiều, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, do đó bông thiên lý còn được xem là loại rau sạch, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong những dịp đám tiệc hay cận tết, bông thiên lý rất hút hàng”, anh chia sẻ.
Theo anh Kế, khi giàn đã ở giai đoạn ổn định cần chú ý cắt nhánh để cây nuôi bông tốt. Mô hình này đầu tư chi phí thấp, hiệu quả ngày càng tăng theo thời gian do các vụ sau chỉ chăm sóc nhẹ và thu hoạch. Thiên lý cho hoa liên tục, riêng thời điểm nghịch mùa thời tiết lạnh, ban đêm cần giăng thêm đèn chiếu sáng để kích thích cây trổ bông.
Ngoài lợi nhuận khá, mô hình này cũng mang lại nguồn thu nhập khá cao cho lao động địa phương. Trung bình mỗi người hái bông được thuê với tiền công 70.000 đ/ngày. Hiện tại, đầu ra bán bông thiên lý được anh Kiếm liên kết với các chợ như Thuận Giang, Kiến An, Long Xuyên, Châu Đốc. Dàn càng lâu, dây chồi càng nhiều thì năng suất theo đó cũng tăng lên. Nếu tính so với các mô hình trồng rẫy khác, trồng thiên lý có lợi nhuận cao hơn nhiều. Với ưu điểm này, Hội Nông dân xã Tân Hòa cũng đã có kế hoạch nhân rộng mô hình trong năm 2012.
Related news
Sau gần 18 năm nghiên cứu, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự (thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên) đã thu được những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh.
Ngày 22 tháng 5 năm 2013, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ký ban hành công văn số 1717/UBND-NN về việc đề nghị hỗ trợ hóa chất xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh của tỉnh. Theo nội dung công văn: hiện tượng tôm chết có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng Chlorine của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho tỉnh trong năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.
Sáng ngày 25/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012 – 2013.