Trồng Rừng Cây Nguyên Liệu Thâm Canh
Vừa qua, tại xã Nhữ Hán (huyện Yên Sơn), Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với UBND xã Nhữ Hán tổ chức hội nghị hội thảo đầu bờ mô hình trồng rừng nguyên liệu thâm canh bằng cây keo tai tượng.
Đến dự hội nghị có hơn 60 đại biểu là cán bộ khuyến nông và các hộ trồng rừng tại các xã Nhữ Hán; Nhữ Khê; Đội Cấn; Đội Bình, Phú Lâm, xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn).
Qua đánh giá tại hội nghị cho thấy: 22 ha keo tai tượng tại thôn Tân Lập (Nhữ Hán) được trồng theo phương thức thâm canh, cây sinh trưởng tốt, sau 5 tháng trồng cây cao bình quân đạt 1,2 – 1,5m, đường kính cổ rễ đạt 1,5 – 1,7cm, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%. Đây là mô hình trình diễn mới nhưng bước đầu đã đem lại kết quả khả quan trong việc chuyển đổi phương thức trồng rừng từ quảng canh sang thâm canh có chọn lọc cây giống (thay thế giống keo tai tượng người dân tự trồng không rõ nguồn gốc). Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% cây giống, 60% tiền phân bón và được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trong 3 năm đầu triển khai theo chu kỳ sinh truởng của cây keo
Related news
Dự án “Mô hình tưới nước tiết kiệm cho dân nghèo Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận” được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổ chức iDE triển khai thực hiện từ tháng 2-2011. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nước sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng mà còn góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trên những vùng đất khô cằn.
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.
Mấy ngày nay, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang phấn khởi do giá cá điêu hồng nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá bán này, sau khi trừ mọi chi phí, người nuôi cá bè có thể lãi trên 50 triệu đồng/bè khi thu hoạch.