Giá / Mô hình kinh tế

Trồng Rau VietGAP Phải Để Ý... Gà

Trồng Rau VietGAP Phải Để Ý... Gà
Tác giả: 
Ngày đăng: 30/05/2012

Dày công cực khổ cả năm trời trồng rau theo quy trình VietGAP, ấy thế mà khi chứng nhận lại không đạt tiêu chuẩn, “Tất cả chỉ tại con gà”.

Ông Phan Văn Thắm ở ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.HCM kể lại kinh nghiệm “thương đau” của mình

Ông Thắm cho biết, từ năm 1990 – 1995, gia đình ông chuyên trồng hoa huệ. Nhưng dần dà ông thấy trồng hoa huệ liên tục trên một chân đất sinh ra nhiều sâu bệnh, hiệu quả không cao.

Đầu năm 1995, ông mạnh dạn đổi qua trồng rau màu và một ít hoa sống đời. Qua thời gian dài, ông thấy năng suất thu hoạch của vườn rau nhà mình ngày càng kém. Trong khi đó, chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, cứ 2 năm phải đổi đất 1 lần để giảm lây lan mầm bệnh, tốn công lao động; giá vật tư nông nghiệp thì cứ tăng vùn vụt,…

Qua các thông tin báo, đài, cán bộ khuyến nông,… ông biết được tác hại của các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón ảnh hưởng đến sức khỏe người trực tiếp sử dụng, người tiêu dùng và môi trường.

Thế là đầu năm 2010, ông tham gia vào lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau theo quy trình VietGAP do Trạm Khuyến nông Bình Chánh tổ chức, với mong muốn có được giấy chứng nhận để rau bán được giá cao hơn. Tuy nhiên do một hôm ông sơ suất để đàn gà chạy vào khu sản xuất nên sản phẩm thu hoạch có hàm lượng vi sinh vượt ngưỡng cho phép. Thế là mọi cố gắng cả năm trời đổ sông đổ biển.

Không nản lòng, ông chuyển qua trồng dưa leo và tiếp tục làm theo quy trình VietGAP. Cũng như lần trước, ông đã tuân thủ nghiêm ngặt từng quy định bón phân, phun thuốc, cách ly khi thu hoạch, ghi chép cẩn thận từng chi tiết trong sổ nhật ký đồng ruộng, lưu trữ tất cả các bao bì nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, giống, phân bón đã sử dụng hết hoặc còn dở dang để tiện trong việc kiểm tra và cấp chứng nhận,…

Và kết quả là ông đã nhận được giấy chứng nhận trồng dưa leo theo quy trình VietGAP trong tháng 4 vừa qua. Không những thế, sản phẩm của ông còn được Hợp tác xã Phước An thu mua với giá cao hơn 20% so với sản phẩm không có giấy chứng nhận. Rất dễ dàng trong tính toán hiệu quả kinh tế do có ghi đầy đủ trong quyển nhật ký đồng ruộng, ông cho biết vụ dưa leo vừa qua, với diện tích 5.200m2 ông thu được lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng.

Là người đầu tiên ở huyện Bình Chánh cầm giấy chứng nhận trong tay, ông Thắm phấn khởi: “Tôi thật sự mong muốn địa phương mình sẽ có thêm nhiều hộ cùng liên kết lại trồng rau theo VietGAP, để dễ ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm với số lượng lớn và ổn định cho thị trường. Khi đó lợi nhuận sẽ tăng lên rất nhiều”.

Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng

Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.

30/05/2012
Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp

Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.

30/05/2012
Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị

Hải Tân là một xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông.

30/05/2012