Ổi “Siêu Sạch” Ở Quảng Khê

Từ năm 2010, anh Trần Tấn Tâm, trú tại thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong - Đắc Nông) đã mạnh dạn đầu tư, đưa giống ổi Trân Châu vào trồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Anh Tâm chia sẻ: “Giống ổi này có lợi thế là trái bóng đẹp, giòn, ngọt dịu và cho trái quanh năm. Bệnh thường gặp trên cây ổi là bệnh nấm, nếu không xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến rụng quả. Cũng theo anh Tâm thì sở dĩ gọi là ổi “siêu sạch” là vì các quy trình chăm sóc cây trồng luôn được tiến hành một cách chặt chẽ theo sự phát triển của trái, nhất là đảm bảo cách ly với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Ngay khi trái ổi lớn bằng ngón chân cái, đã được bọc bằng bao xốp và bao ni lông. Từ đây, trái ổi phát triển hoàn toàn không tiếp xúc với các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, giảm thiểu tối đa các loại sâu đục trái”.
Hiện nay, mỗi ngày, vườn ổi cho thu hoạch gần 100 kg, với giá khoảng 20.000 đồng/kg đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh. Ngoài việc bán tại thị trường địa phương, anh đã thiết lập được bạn hàng ở TP. Hồ Chí Minh để làm nơi tiêu thụ hàng hóa thường xuyên và lâu dài.
Bên cạnh đó, anh còn kết hợp trồng xen cây cà phê chè và bơ trong vườn ổi để tăng hiệu quả trên cùng một diện tích canh tác. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh còn tạo việc làm cho 9 lao động thường xuyên, với thu nhập từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, hiện nay, vườn ổi của gia đình anh Tâm trở thành điểm tham quan, học hỏi của nhiều bạn trẻ tại địa phương và anh cũng sẵn sàng hướng dẫn, trao đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc ổi với mọi người.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở kết hợp Ozone và thảo dược Diệp hạ châu”.

Với thuận lợi được bao quanh bởi sông Rào Cái và sông Cày cùng nhiều diện tích ao hồ mặt nước, những năm qua, TP Hà Tĩnh chú trọng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo hướng công nghiệp. Nhiều hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư các giống mới vào nuôi trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kịp thời nên năng suất đạt cao, tạo thu nhập ổn định, mở hướng thoát nghèo mới.

“Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà” là đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai từ năm 2011, góp phần đưa nghề nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển bền vững.