Trồng Mía Trên Vùng Phèn, Mặn
Author:
Publish date: Saturday. May 12th, 2012
Là vùng đất phèn, qua nhiều thế hệ, người dân xã Hỏa Tiến, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) đã quen với cây khóm, loại cây đặc sản của vùng đất Hậu Giang. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhiều người đã cải tạo đất trồng mía thay khóm, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Từ diện tích đất trước đây trồng khóm, nhiều nông dân ở xã Hỏa Tiến đã đưa phù sa lên cải tạo lại vùng đất kém hiệu quả và chuyển sang trồng mía cho thu nhập gấp đôi cây khóm. Ông La Thanh Xuân, ở ấp Thạnh Thắng, cho biết: “Không hiểu nguyên nhân từ đâu, những năm qua, cây khóm hay bị chết, nếu sống cũng chỉ ăn được một vụ, một cây chỉ ăn được một trái. Trong khi thời gian trồng cả năm mới thu hoạch, lại cho năng suất thấp, nên gia đình không còn tha thiết với cây khóm”. Là vùng phèn, trũng, trong khi hệ thống đê bao không có, mỗi khi mùa nước lũ về làm xâm nhập mặn, người dân không chủ động được nguồn nước.
Sau một thời gian lựa chọn, ông Xuân đã chọn cây mía làm cây trồng chủ lực thay thế cho cây khóm. Để đất màu mỡ hơn, gia đình ông thuê máy bơm thổi đất bùn từ kênh lên được 1ha, tiền công bơm 100 triệu đồng. Sau khi thu hoạch mía vụ đầu tiên, trừ chi phí còn lời khoảng 50 triệu đồng/ha. Từ tiền lời có được, ông tiếp tục bơm đất trồng mía, đến nay diện tích đã nâng lên 2 ha. Theo ông Xuân, so với trồng khóm, chi phí trồng mía có cao hơn, nhưng lợi thế của cây mía lưu gốc từ 4 - 5 vụ, nên lãi cao gấp đôi trồng khóm. Biết rằng, cây khóm có cả trăm năm nay và là cây đặc sản của vùng, nhưng hiện nay không còn hiệu quả, không thể duy trì mãi, phải chuyển đổi cây trồng cho thu nhập cao hơn thì mới đủ trang trải cuộc sống.
Từ khi chuyển sang trồng mía, gia đình bà Huỳnh Thị Nhị, ở ấp Thạnh Thắng có đời sống thoải mái hơn. Bà Nhị cho biết: “Thấy cây khóm khó trồng, mỗi khi lũ về nước ngập làm chết khóm, thiệt hại cao, nên gia đình thuê nhân công cải tại lại liếp trồng 3 công mía. So với trồng lúa, khóm trên vùng đất phèn này thì cây mía cho lợi nhuận gấp 2 lần. Thu hoạch xong vụ này, gia đình sẽ cho bơm thêm đất mở rộng diện tích trồng mía”.
Ông Lê Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2012, diện tích trồng mía toàn xã tăng lên thêm 60 ha. Do đất trồng khóm kém hiệu quả, giá khóm bấp bênh, nên thời gian qua, nhiều hộ dân trong xã chuyển sang một số loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, cây mía được nhiều người dân chọn để thay thế cây khóm. Bình quân chi phí công bơm, làm đất, giống khoảng 15 triệu đồng/công. Cuối vụ mía thu hoạch, nông dân thu từ 15 - 18 triệu đồng/công, coi như vụ đầu tiên là lấy lại vốn. Người dân trong xã muốn chuyển đổi theo mô hình này rất nhiều, do 3/4 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã bị nhiễm phèn, bắt đầu từ cuối tháng 11 kéo dài cho đến tháng 5 của năm sau, thậm chí còn bị mặn do mưa trễ.
Tuy nhiên, để cải tạo đất, hầu như người dân phải tự bỏ vốn ra với chi phí khá cao, nên chỉ có những gia đình đủ khả năng mới dám đầu tư. Dù mô hình này rất hiệu quả, nhưng muốn chuyển đổi cây trồng phải có dự án cải tạo lại vùng đất này. Nếu để hộ dân tự cải tạo, khôi phục thì chỉ được khoảng 20% hộ có khả năng thực hiện. Hỏa Tiến đang rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc đầu tư cải tạo, cũng như có chính sách cho vay vốn đối với các hộ dân hoặc tổ hợp tác để người dân có điều kiện chuyển đổi cây trồng hiệu quả hơn. Đặc biệt, để ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét, rất cần sự đầu tư xây dựng sớm tuyến đê bao ngăn mặn, chống lũ tại địa phương.
Related news
Sơ Kết Mô Hình Khảo Nghiệm Trồng Chanh Dây Ở Xã Vùng Cao An Toàn
Ngày 24.6, huyện An Lão (Bình Định) đã tổ chức tổng kết mô hình trồng khảo nghiệm 0,5ha chanh dây tại thôn 1, xã An Toàn. Đây là mô hình được đầu tư từ nguồn vốn KHCN huyện năm 2012.
Saturday. May 12th, 2012
Đổi Đời Nhờ Ngô Lai
Đến xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hỏi ông Đào Ư thì ai cũng biết bởi ông là nông dân sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền nhờ trồng ngô (bắp) lai.
Saturday. May 12th, 2012
Chuyển 200.000ha Đất Lúa Trồng Cây Màu
Theo chủ trương vừa được Bộ NNPTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đỗ tương, nhằm giải cơn “khát” nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.
Saturday. May 12th, 2012