Giá / Mô hình kinh tế

Trồng Lan Ý

Trồng Lan Ý
Tác giả: 
Ngày đăng: 25/04/2012

Khác với các hội viên Hội Sinh vật cảnh xã Minh Khai, huyện Từ Liêm (Hà Nội) chuyên trồng cây thế, cây cảnh... thì ông Nguyễn Hải Hà ở thôn Văn Trì lại chọn lan ý làm cây trồng chính, cho hiệu quả kinh tế cao trên mảnh vườn hơn 1 sào.

Lan ý dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, ít bị sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch, đầu tư thấp, giá bán bình dân, dễ tiêu thụ. Vừa bán lẻ cho người chơi và giao cây cho đại lý, mỗi tháng ông Hà có nguồn thu nhập ổn định từ 5-6 triệu đồng, đạt doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng cùng bữa ăn trưa miễn phí.

Ông Hà tâm sự: “Từ mảnh vườn tạp trồng cây ăn quả thiếu đầu tư, chăm sóc kém, hiệu quả thấp, năm 2009 tôi mạnh dạn phá bỏ, cải tạo đất để trồng rau, trồng hoa nhưng lợi nhuận cũng không khá hơn. Đầu năm 2010 thấy một số đại lý bán hoa, cây cảnh trong thành phố tiêu thụ được nhiều chậu lan ý nên tôi nảy ra ý định liên kết với đại lý để trồng loại cây này”.

Từ nguồn giống ban đầu lấy của đại lý, đến nay mảnh vườn 400m2 của ông Hà đã phủ kín cây lan ý với nhiều lứa trồng khác nhau nhằm gối thời gian giao cây cho khách.

Lan ý có tên khoa học là Spathiphylum ưallisii, còn có nhiều tên gọi khác như: Lục cự nhân, mạch môn, thuận buồm xuôi gió, bạch hạc v.v… Đây là cây thân thảo, thuộc họ ráy, có nguồn gốc từ các nước vùng Trung Mỹ, được nhập nội vào nước ta khoảng giữa thế kỷ 20, và đang được trồng rộng rãi làm cây cảnh. Cây cao 40-60 cm, lá nhọn hình ô-van, xanh quanh năm, cụm hoa có 1 mo màu trắng, dày, cánh thẳng đứng, độ bền tới vài tháng. Lan ý có khả năng hấp thu và lọc được rất nhiều độc tố do các máy móc, thiết bị điện tử thải ra như aceton, bezen, formidehyd, trichloroethylen… có hại cho sức khỏe con người.

Trao đổi về kinh nghiệm trồng lan ý, ông Hà cho biết: Loại cây này nhân giống bằng cách tách cây con từ cây mẹ trồng trực tiếp trên đất hoặc trong chậu bằng đất thịt nhẹ, đất thịt pha sét, đất giàu chất mùn, tơi xốp thoát nước tốt; bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.

Ngoài ra lan ý cũng có thể trồng theo phương pháp thủy canh trong các bình thủy tinh vừa tiện lợi, vừa lạ mắt. Cây ưa bóng râm hoặc nơi không bị ánh nắng chiếu trực tiếp. Cần tưới nhiều nước để cây sinh trưởng tốt, đẻ nhiều nhánh to, mập nhưng không được để bị úng dễ gây thối gốc, chết cây.

Mùa đông nên giảm tưới nước cho tới khi cây bắt đầu ra chồi mới. Để cây ra nhiều hoa, hoa to và đẹp, thường xuyên tỉa bớt lá già, lá úa, các thân, gốc già cho thông thoáng, 2-3 tháng bón thúc thêm phân 1 lần bằng NPK pha loãng hoặc các loại phân hữu cơ hoai mục, vi sinh.

Chọn giống tốt, trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt cây bắt đầu ra hoa và cho thu hoạch (cất bán) sau 3-4 tháng trồng. Nếu trồng nhiều nên chia làm nhiều luống, trồng cách nhau 10 ngày nhằm đảm bảo cho cây ra hoa liên tục và gối nhau thuận tiện cho tiêu thụ.


Có thể bạn quan tâm

Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

25/04/2012
Phú Thọ Cơ Bản Hoàn Thành Gieo Cấy Lúa Mùa Phú Thọ Cơ Bản Hoàn Thành Gieo Cấy Lúa Mùa

Hiện nay Phú Thọ đã gieo cấy được gần 33.000 ha lúa mùa, đạt trên 90% kế hoạch. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.774ha; lạc 882 ha; đỗ tương 296 ha; khoai lang 287ha; rau 2.158 ha.

25/04/2012
Hàng Chục Tấn Cá Lồng Chết Do Xả Thải? Hàng Chục Tấn Cá Lồng Chết Do Xả Thải?

Xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) có hơn 10 hộ nuôi cá lồng. Từ 3 ngày qua, các hộ nuôi cá lồng ven hai bờ sông Kênh Than, đoạn chảy qua hai xã trên, đau xót khi hàng tỷ đồng tiền cá mất trắng sau một đêm.

25/04/2012