Giá / Mô hình kinh tế

Trồng Lạc Lãi 30 Triệu Đồng/vụ

Trồng Lạc Lãi 30 Triệu Đồng/vụ
Tác giả: 
Ngày đăng: 07/07/2013

Đang giữa mùa thu hoạch rộ, giữa những cánh đồng lạc xã Hoá Phúc (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), chúng tôi gặp nhiều người nông dân với niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt.

Không sản xuất được lúa nước do không có hệ thống thuỷ lợi, cây lạc đang được bà con nông dân xã Hóa Phúc chọn làm cây trồng chính để xoá đói giảm nghèo. Năm nay cây lạc được mùa, được giá nên bà con nông dân ở đây rất vui…

Xã Hóa Phúc có 2 thôn, 138 hộ với 550 khẩu. Toàn xã có 122 ha đất canh tác thì cây lạc đã chiếm 92ha (vụ đông xuân 70ha, vụ hè thu 22ha).

Ông Đinh Xuân Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Phúc cho biết, mùa lạc đông xuân năm nay, xã Hóa Phúc được mùa nhất từ trước đến nay với năng suất bình quân 26 tạ/ha, sản lượng đạt 182 tấn. Để có được mùa lạc vui này, UBND xã đã lập kế hoạch và triển khai cơ cấu thời vụ hợp lý, bà con nông dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất với tỷ lệ phổ cập gần như 100% diện tích.

UBND xã còn cử cán bộ phụ trách nông-lâm về tận thôn, hộ gia đình để đôn đốc bà con nông dân triển khai lịch thời vụ theo đúng kế hoạch đề ra, đồng thời đầu tư chăm bón cây lạc cho đến cuối mùa vụ nên hiện tượng cây bị chết ẻo không còn xảy ra như những vụ trước.

Đang giữa mùa thu hoạch rộ, giữa những cánh đồng lạc xã Hoá Phúc, chúng tôi gặp nhiều người nông dân với niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt. Gia đình anh Đinh Thanh Nhái ở thôn Sy có 1,5ha đất trồng lạc. Những năm trước đây, sản lượng lạc của gia đình anh chỉ đạt từ 2 đến 2,5 tấn/vụ, riêng vụ này đạt trên 3 tấn. Với mức giá bán ra thị trường 20 triệu đồng/tấn hiện nay, sau khi trừ chi phí gia đình anh lãi ròng 30 triệu đồng. Gia đình ông Đinh Văn Ích, thôn Sy cũng là một trong những hộ có sản lượng lạc cao trên địa bàn xã Hóa Phúc.

Với diện tích gần 1,5 ha đất trồng lạc, gia đình ông Ích cũng thu được khoảng 3 tấn lạc ở vụ đông xuân này. Ông Ích cho biết, vụ lạc này, gia đình ông thu lãi khoảng 35 triệu đồng. “Với điều kiện kinh tế của một xã nghèo như Hóa Phúc, đây là nguồn thu nhập lớn nhất từ trước đến nay mà gia đình tôi có được.” – ông Ích chia sẻ.

Theo ông Đinh Xuân Chiến – Phó Chủ tịch UBND xã Hoá Phúc, nông dân được mùa lạc và toàn bộ sản lượng lạc của bà con sản xuất được nhiều năm qua được Công ty TNHH Diến Hồng (một doanh nghiệp đóng trên địa bàn) thu mua với giá cả rất hợp lý. Chính quyền xã Hóa Phúc cũng đã coi cây lạc là cây chủ lực để thoát nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Bầu Bí Trồng Chơi Ăn Thiệt Bầu Bí Trồng Chơi Ăn Thiệt

Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

07/07/2013
Thoát Nghèo Và Vươn Lên Làm Giàu Nhờ Biết Kết Hợp Sản Xuất Thoát Nghèo Và Vươn Lên Làm Giàu Nhờ Biết Kết Hợp Sản Xuất

Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.

07/07/2013
Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang) Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.

07/07/2013