Trồng Cỏ Gắn Với Chăn Nuôi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ (Hà Giang) có lợi thế về những đồng cỏ tự nhiên và sản phẩm phẩm phụ dồi dào từ nông nghiệp như ngô, lạc, đậu đỗ… Trong những năm qua xã Tùng Vài đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc gắn với trồng cỏ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình trong xã.
Cũng nhờ có phát triển trồng cỏ gắn với chăn nuôi gia súc, nhiều hộ gia đình ở xã Tùng Vài đã thoát nghèo vươn lên làm giầu, đó cũng chính là cơ sở tạo nên diện mạo mới cho nông nghiệp – nông thôn nơi đây.
Theo thống kê hiện nay toàn xã Tùng Vài có 1000 con trâu, 800 con bò và khoảng 2000 con dê…bên cạnh sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và huyện về hỗ trợ tiền mua con giống, hỗ trợ cho vay theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, chương trình nông nghiệp trọng tâm, giờ đây người dân xã Tùng Vài không chỉ tập trung mở rộng diện tích trồng cỏ mà còn mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi gia súc. Hiện nay toàn xã có hàng chục hộ gia đình phát triển chăn nuôi gia súc theo mô hình kinh tế hộ, bán trang trại, đối với những hộ này đều có diện tích cỏ đáp ứng đủ nguồn thức ăn cho gia súc.
Theo ông Cao Xuân Nghi – chủ tịch UBND xã Tùng Vài: Mục tiêu của xã là đưa chăn nuôi gia súc trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp với mô hình kinh tế trang trại qui mô hộ gia đình theo tinh thần Nghị quyết Đảng bộ huyện đã đề ra. Cùng với việc đầu tư lai tạo, mua con giống mới, xã đã vận động nhân dân trồng được trên 83 ha cỏ cỏ Goatemara và cỏ VA 06. Việc cho vay vốn và thực hiện hỗ trợ lãi xuất được nhân dân đồng tình ủng hộ; những hộ trước đây không có trâu, bò đến nay nhờ có vốn vay các hộ đều đầu tư vào chăn nuôi. Trong nghững năm tới xã tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi những diện tích nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, phấn đấu từ nay đến hết năm 2015, mỗi năm xã trồng mới bình quân đạt 15- 20 ha cỏ nhằm đáp ứng nguồn thức ăn cho gia súc và mỗi năm xây dựng từ 3-4 mô hình mẫu về chăn nuôi và mỗi mô hình có từ 7- 10 con trâu, bò, dê trở lên. Để phát triển chăn nuôi ổn định, cùng với việc tuyển chọn giống, xã sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn về chăn nuôi và trồng cỏ, phương pháp làm chuồng trại, thu gom và sử lý nguồn phân gia súc nhăm đảm bảo vệ sinh môi trường bên cạnh việc không ngừng đưa các tiến bộ KHKT mới vào trong chăn nuôi
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi gà thả vườn, đồi quy mô lớn đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người dân, nuôi thả vườn phải có đất rộng, cây cối um tùm để gà tha hồ chạy nhảy. Song thực tế cho thấy kiểu nuôi đó còn bất cập.
Năm nay, giá nhiều loại cây giống không chỉ tăng mà tiêu thụ cũng có phần dễ dàng hơn so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm này, một số loại cây giống đã có dấu hiệu hút hàng do sức mua tăng trong khi nguồn cung giảm…
Ông Nguyễn Thế Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh mới thả nuôi được gần 720 ha diện tích cá nước ngọt, chỉ bằng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, nuôi cá trong các hồ chứa nước 605 ha, nuôi cá trong ao lót bạt 10,4 ha. Ngoài ra, việc nuôi cá lồng trong các hồ chứa cũng sụt giảm, thể tích lồng nuôi cá nước ngọt chỉ đạt 7.600m3, bằng 64,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, do nguồn nước bị khô kiệt, việc duy trì sản xuất, bảo vệ đàn cá giống bố mẹ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đang hết sức khó khăn.