Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong những năm gần đây một số hộ nông dân trên địa bàn xã Ea Nam (huyện Ea H’leo - Đăk Lăk) đã mạnh dạn thực hiện đưa mô hình nuôi hươu sao và đã có nguồn thu nhập ổn định với hàng chục triệu đồng/năm. Tiêu biểu trong số đó có gia đình anh Đỗ Hữu Sang ở thôn 1.
Gia đình anh Đỗ Hữu Sang là một trong những hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu sao trên địa bàn. Trước đây, gia đình anh chăn nuôi lợn rất vất vả, công sức bỏ ra nhiều mà thu nhập lại không cao. Sau một thời gian tìm hướng đầu tư phát triển kinh tế, nhận thấy mô hình nuôi hươu sao đem lại hiệu quả kinh tế nên năm 2009 anh đã mạnh dạn mua 2 cặp hươu sao của một người quen ở Nam Đàn (Nghệ An) về gây giống, đồng thời tận dụng chuồng nuôi heo sửa chữa lại để nuôi hươu.
Do nắm bắt được kiến thức kỹ thuật về cách chăm sóc nên đàn hươu sao của gia đình anh đã sinh trưởng và phát triển tốt. Sau một năm tuổi con đực đã cho thu hoạch nhung, con cái đến tuổi sinh sản; trung bình một năm hươu cái đẻ 1 con, hươu đực cho khoảng 0,7 – 1 kg nhung. Trong quá trình nuôi, nhận thấy hươu sao dễ nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nhiều giống vật nuôi khác nên anh tiếp tục đầu tư mua thêm hươu về nuôi.
Đến nay gia đình anh đã có 9 con hươu sao, trong đó có 3 con đực đến tuổi cho thu hoạch nhung, 2 con hươu cái và 4 hươu con. Với giá 2 triệu đồng/1 lạng nhung và 1 con hươu con bán được 10 triệu đồng, trừ hết chi phí mỗi năm, gia đình anh thu lãi khoảng 150 triệu đồng.
Anh Sang cho biết: Hươu sao rất dễ nuôi và có khả năng kháng bệnh cao, hệ thống chuồng trại lại đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc. Nguồn thức ăn cho hươu sao lại phong phú như: lá cây, các giống cỏ có tại địa phương, các phế phẩm nông nghiệp… vì thế chi phí cho thức ăn thấp, hiệu quả đem lại khá cao. Trong thời gian tới gia đình anh sẽ đầu tư thêm vốn và giống để mở rộng trang trại.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã trồng thử nghiệm me ngọt (giống Thái), mang lại hiệu quả đáng kể. Người trồng thành công nhất là mô hình của anh Hồ Quang Dũng ở ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên - Trà Vinh. Anh Dũng cho biết với diện tích 2 hecta, anh đã trồng trên 250 cây, hiện đang cho trái sum suê, năng suất bình quân mỗi cây khoảng 100 kg/vụ.
Ông Lê Minh Phú, Chi cục phó Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình cho biết, cơ quan này đang cử cán bộ đến gia đình ông Nguyễn Văn Diện để điều tra nguyên nhân cái chết của con sư tử biển, qua đó sẽ làm rõ trách nhiệm liên quan...
Cắt sơn hứng nhựa là mục đích cuối cùng của người trồng sơn. Cắt sơn có liên quan chặt chẽ với sản lượng, chất lượng sơn, nhiệm kỳ kinh doanh và hiệu quả kinh tế của cây Sơn. Do đó, nắm được kỹ thuật và khai thác hợp lý mới kéo dài được thời gian cho nhựa và trồng sơn sẽ thu được hiệu quả tối ưu.