Giá / Tin nông nghiệp

Trồng chè sạch, giá tăng gấp ba

Trồng chè sạch, giá tăng gấp ba
Tác giả: Đức Thịnh
Ngày đăng: 30/09/2016

Thay đổi thói quen trồng chè

Trong ảnh: Anh Nguyễn Mạnh Thắng giới thiệu sản phẩm chè sạch với khách hàng. Đ.T

Anh Nguyễn Mạnh Thắng – Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, chế biến chè Ngân Sơn Trung Long là người đầu tiên trong xã thử nghiệm mô hình trồng chè theo quy trình VietGAP. Vừa pha trà mời khách, anh Thắng vừa say sưa kể chuyện làm chè sạch cho chúng tôi. Anh chia sẻ, gia đình có truyền thống trồng chè nhiều đời.

Từ bé, anh đã theo bố mẹ lên nương trồng và thu hái chè. Lớn lên, anh chuyên chở chè khô mang đi bán các nơi giúp bố mẹ. “Chè xanh ở quê tôi được nhiều khách hàng đánh giá thơm ngon, nhưng giá bán vẫn thấp, chưa tương xứng với công sức người dân bỏ ra.

Cũng do trước đây, hầu hết người dân ở Trung Long trồng chè theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm, chẳng theo một quy trình hay tiêu chuẩn nào nên chất lượng chè không ổn định. Năm 2011, thấy người ta trồng chè sạch có thu nhập cao, tôi cũng thử làm theo” - anh Thắng cho hay.

Từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái cho đến chế biến thành sản phẩm chè khô đến tay người tiêu dùng đều được HTX quản lý chặt chẽ. Mỗi hộ trồng chè trong HTX đều có một mã số được in trên bao bì khi đóng gói sản phẩm để dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm”.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng

Ngày đó, do tự mày mò nên quy trình làm chè sạch của anh Thắng vẫn còn nhiều hạn chế. Thật may là năm 2013, được sự hỗ trợ của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT tỉnh Tuyên Quang) về việc xây dựng đề án hỗ trợ làm chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Thắng đã mạnh dạn tham gia và trở thành  1 trong 16 hộ đầu tiên tham gia dự án.

Do đã quen trồng chè theo kiểu truyền thống nên khi chuyển sang sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, bà con rất lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, không biết hiệu quả như thế nào… “Để sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi phải thực hiện rất nhiều khâu bắt buộc như tuyệt đối không sử dụng phân vô cơ, chỉ được dùng phân hữu cơ vi sinh; việc phun thuốc phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách; phải ghi chép nhật ký chăm sóc hàng ngày...” – anh Thắng cho biết.

Để hỗ trợ, giúp đỡ nhau làm chè sạch thành công, anh Thắng đã đứng ra thành lập tổ hợp tác trồng chè Trung Long, gồm 16 thành viên. Với vai trò là tổ trưởng, anh Thắng phải thường xuyên theo dõi lịch trình trồng chè của từng hộ và lên kế hoạch giúp các hộ tiến hành các biện pháp chăm sóc chè đúng quy trình. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện quy trình chăm sóc chè mới, bà con đã áp dụng nhuần nhuyễn các tiêu chí. Tháng 10.2014, tổ hợp tác trồng chè Trung Long và cơ sở chế biến chè Ngân Sơn do anh Thắng làm chủ chính thức được cấp chứng nhận sản phẩm chè an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Giảm hóa chất, tăng giá thành

Từ những thành công của tổ hợp tác ban đầu, tháng 9.2015, anh Thắng mạnh dạn thành lập HTX sản xuất, chế biến chè Ngân Sơn Trung Long với 24 thành viên. Hiện, HTX đã có 6,5ha chè được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chè an toàn VietGAP và 10ha chè sản xuất theo hướng VietGAP. Mỗi năm, HTX sản xuất và chế biến hơn 30 tấn chè.

Sản phẩm được đóng gói, hút chân không bằng bao bì, nhãn mác đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng. “Gọi là chè sạch là bởi HTX sản xuất và chế biến chè theo chuỗi khép kín. Theo đó, từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái cho đến chế biến thành sản phẩm chè khô đến tay người tiêu dùng đều được HTX quản lý chặt chẽ. Mỗi hộ trồng chè trong HTX đều có một mã số được in trên bao bì để dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm” - anh Thắng chia sẻ.

Chị Nông Thị Thiều (dân tộc Tày) – thành viên HTX vui vẻ nói: “Từ ngày vào HTX, tôi đã biết ghi chép nhật ký chăm sóc hằng ngày; phun thuốc trong danh mục cho phép, phun đúng liều, đúng lứa, đúng thời gian cách ly; biết dùng phân sinh học bón cho chè… Cầu kỳ, cẩn trọng là thế mới ra được sản phẩm chè sạch. Điều vui hơn cả là trồng chè sạch chúng tôi giảm hẳn việc tiếp xúc với hoá chất độc hại, nhất là giá thành sản phẩm tăng hơn hẳn. Nếu như trước đây giá bán 1kg chè khô chỉ được 60.000 - 70.000 đồng/kg thì nay tăng lên 200.000/kg”.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ 1 con bê Làm giàu từ 1 con bê

Từ một hộ nghèo, khởi điểm với việc vay mượn mua một con bê để phát triển chăn nuôi, gia đình chị Nguyễn Thị Phương ở thôn 5, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã trở thành hộ giàu trong vùng.

30/09/2016
Gặp người phụ nữ thuần phục chim yến Gặp người phụ nữ thuần phục chim yến

Bà Vũ Thị Tuất, ngụ ấp Tân Phú, xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) được người dân nơi đây biết đến và nể phục vì là người đầu tiên nuôi thành công và làm giàu từ chim yến tại Bình Dương.

30/09/2016
Sự cố Formosa kéo lùi lộ trình nông thôn mới Sự cố Formosa kéo lùi lộ trình nông thôn mới

Sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh xả thải không chỉ kéo lùi sự phát triển kinh tế, xã hội ở các xã vùng biển Quảng Bình mà còn khiến lộ trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các xã thêm gập ghềnh, xa vời.

30/09/2016