Giá / Tin nông nghiệp

Gặp người phụ nữ thuần phục chim yến

Gặp người phụ nữ thuần phục chim yến
Tác giả: Hứa Phương
Ngày đăng: 30/09/2016

Dùng nhà lầu nuôi chim yến

Trong ảnh: Bà Tuất thu hoạch tổ yến. Ảnh: H.P

Vừa xếp tổ yến vào hộp bà Tuất vừa kể, năm 1990 bà mở sạp tạp hóa sau đó buôn bán thêm vật liệu xây dựng và phân bón. Nhưng do đã lớn tuổi, tính toán không còn nhanh và minh mẫn nên bà quyết định nghỉ. Đến năm 2010, bà tham gia lớp học quản trị kinh doanh do Hội Phụ nữ tổ chức. Thầy dạy khuyên bà nên đi tham quan mô hình nuôi yến ở thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Chị Vũ Thị Tuất hiện đang là Ủy viên Thường vụ Hội ND Minh Tân kiêm Chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa của địa phương. Ngoài công việc của Hội và người đứng đầu hợp tác xã, chị Tuất còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương. Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Tuất còn sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật cũng như giúp đỡ các hội viên khác cách nuôi chim yến, bò sữa”.
Bà Lê Vân Anh - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Dầu Tiếng

Đi tham quan, thấy mô hình nuôi yến hấp dẫn, bà Tuất bàn với chồng cải tạo lại lầu trên của ngôi nhà làm nơi nuôi yến. Bà gọi điện đến công ty yến trên Bảo Lộc đề nghị xuống khảo sát. Người của công ty đã về nhà bà thiết kế nơi nuôi và cấp yến giống với tổng chi phí 120 triệu đồng. “Họ làm xong và hướng dẫn sau 1 ngày hãy mở camera lên để xem. Hôm sau, 2 vợ chồng tôi mở camera lên để kiểm tra thì thấy có 6 con chim yến bên trong. Một ngày sau đó thì cả 6 con bay đi đâu mất khiến cả nhà lo sốt vó. Nhưng đến đêm chúng lại kéo cả đàn về, lúc đó cả nhà mới thở phào nhẹ nhõm” - bà Tuất nhớ lại.

Yến về đông dần, sau khoảng 3 tháng thì bắt đầu có tổ. Lúc đầu do yến còn ít nên mỗi lần thu chỉ được 0,5 -1kg/tháng với giá bán khoảng 30 triệu đồng/kg. Hơn 1 năm sau, đàn yến đông đến nỗi lầu trên của ngôi nhà cũng chật nên bà Tuất bàn với chồng cải tạo lại nhà kho cũ để đưa đàn yến xuống.

Nhờ biết áp dụng đúng kỹ thuật tự chăm sóc và giá bán tổ yến cũng bán được với giá cao nên đến hết năm 2011, bà Tuất đã lấy lại số vốn bỏ ra ban đầu và bắt đầu có lãi. Theo bà Tuất, hiện nay trung bình 1 tháng gia đình bà thu được 8kg yến với giá bán 25 triệu đồng/kg.

Bí quyết nuôi bò cho sữa tốt

Thành công với việc “thuần phục” chim yến ở xứ sở đại ngàn cây cao su, cuối năm 2013 bà Tuất tham gia lớp tập huấn nuôi bò sữa do Hội Nông dân huyện Dầu Tiếng tổ chức và được đi tham quan mô hình. Lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến quy trình nuôi bò sữa ở trang trại, bà Tuất đã “say”. Hai vợ chồng bà bàn bạc và quyết định đầu tư chuồng trại và các thiết bị nuôi bò sữa... Hoàn thiện được chuồng, 2 vợ chồng bà sang huyện Củ Chi (TP.HCM) tìm mua 20 bò giống hết nửa tỷ đồng. Sau khi tìm mua tài liệu kỹ thuật chăm sóc bò sữa, gia đình bà Tuất quyết định chặt đi 1ha cao su để 3.000m2 trồng cỏ voi và 7.000m2 làm sân chơi cho bò.

Nhờ biết pha trộn thức ăn xanh cùng với kỹ thuật chăm sóc bò nên đến tháng 5.2015 những con bò đầu tiên đã cho vắt sữa. Hiện cả đàn có 10 con cho sữa, bình quân mỗi con cho 15kg sữa/ngày. Với giá bán 14.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà Tuất lãi khoảng 40 triệu đồng/tháng. Tình từ thời điểm bắt đầu nuôi, sau khoảng 2 năm bà Tuất đã lấy lại số vốn bỏ ra đầu tư nuôi bò sữa và bắt đầu có lãi.


Có thể bạn quan tâm

Việc bầu Đức bán cao su cho đối tác Trung Quốc có khả thi? Việc bầu Đức bán cao su cho đối tác Trung Quốc có khả thi?

Nếu không được phê duyệt phương án tái cơ cấu nợ, HAGL sẽ bán 20.000 ha cao su tại Lào cho một số đối tác Trung Quốc lấy 8.000 tỷ đồng trả nợ. Tuy nhiên việc này có khả thi?

30/09/2016
Thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua, dừa khô sốt giá Thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua, dừa khô sốt giá

Do thương lái Trung Quốc đang mạnh tay gom hàng với số lượng lớn, giá dừa khô tại tỉnh Bến Tre tăng mạnh.

30/09/2016
Làm giàu từ 1 con bê Làm giàu từ 1 con bê

Từ một hộ nghèo, khởi điểm với việc vay mượn mua một con bê để phát triển chăn nuôi, gia đình chị Nguyễn Thị Phương ở thôn 5, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã trở thành hộ giàu trong vùng.

30/09/2016