Giá / Mô hình kinh tế

Trồng Cà Tím Nhật Bản Hướng Phát Triển Trong Công Tác Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

Trồng Cà Tím Nhật Bản Hướng Phát Triển Trong Công Tác Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng
Tác giả: 
Ngày đăng: 13/06/2013

Những năm trở lại đây, giống Cà tím Nhật đang được nhiều nông dân ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) trồng và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm làm ra có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ nhanh, ngoài ra còn xuất khẩu sang Nhật.

Cây cà tím Nhật là giống cây trồng mới nhưng kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng không khó so với nhiều cây ngắn ngày khác.

Gia đình anh Trúc Văn Sử ở thôn Đarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng trồng 2000m2 cà tím Nhật, hiện đang thu hoạch ở tháng thứ 4, ngày nào cây cà cũng cho thu quả, cỡ quả thu hoạch 20-30gram/quả, một tháng gia đình anh thu hoạch được 1,2 tấn, với giá bán là 9.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư thu nhập bình quân là 9 triệu đồng/tháng.

Trồng cà tím Nhật chi phí đầu tư thấp, một sào trồng 1.300 cây, tiền cây giống và phân bón khoảng 4,4 triệu đồng đồng/vụ/1 sào. Trước kia gia đình anh Sử trồng rau xà lách thu nhập được 4 triệu đồng/sào, thấy hiệu quả kinh tế không cao, giá cả bấp bênh nên gia đình anh quyết định chuyển sang trồng cà tím Nhật hợp đồng với Công ty tư nhân bao tiêu sản phẩm.

Anh Sử cho biết: “Cả thôn Đarahoa trồng được 3 ha, chúng tôi được Công ty phát triển kinh tế Duyên Hải ở Tp. Hồ Chí Minh đặt hàng và bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật. Công ty cung cấp giống với giá là 1.300 đồng/cây, khi thu hoạch cà bán cho Công ty, Công ty sẽ trừ dần tiền giống, chúng tôi bỏ công chăm sóc và đầu tư nên sản phẩm làm ra không sợ bị ế ẩm hay rớt giá”.

Kỹ thuật trồng cà tím Nhật cũng đơn giản, cần phải bón vôi bột để xử lý đất và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong đất. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại rồi lên luống chỉ sau 20 ngày trồng, cà bắt đầu ra hoa và 40 ngày thì cho thu hoạch. Cà tím Nhật nếu được chăm sóc tốt thì thời gian cho thu hoạch đến 6 tháng, năng suất lên đến 40 tấn/ha.

Cây cà tím Nhật là một trong cây trồng trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, đây là hướng đi phù hợp với định hướng phát triển của ngành nông nghiệp là liên kết trong sản xuất nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Từng Bước Chấn Chỉnh Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Ở Đồng Tháp Từng Bước Chấn Chỉnh Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Ở Đồng Tháp

Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.

13/06/2013
Một Mô Hình Nuôi Ếch Thành Công Ở Bến Tre Một Mô Hình Nuôi Ếch Thành Công Ở Bến Tre

Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, đầu năm 2009, anh Nguyễn Văn Công, ngụ tại ấp Cầu Vĩ, xã Mỹ Chánh (Ba Tri - Bến Tre) đã phát hiện giống ếch Thái Lan khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất này. Gần 4 năm qua, gia đình anh nuôi ếch Thái Lan đạt hiệu quả kinh tế cao.

13/06/2013
Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Chôm Chôm Xen Xoài Đài Loan Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Chôm Chôm Xen Xoài Đài Loan

Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân ở xã Mỹ Lương (Cái Bè, Tiền Giang) đã trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm "an toàn hóa thu nhập" khi có biến động về thời tiết, giá cả. Tiêu biểu có mô hình trồng chôm chôm xen xoài Đài Loan của anh Phạm Văn Lương ở ấp Lương Ngãi.

13/06/2013