Trộm Bò Mang Bán Dạo
Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.
Sau đó, thấy trên địa bàn huyện có nhiều diện tích trồng nhãn, vải, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong, ông Hành đã từng bước nhân rộng đàn ong của gia đình. Những ngày đầu mới bắt tay vào nuôi, do chưa có kinh nghiệm, khó tránh khỏi hiện tượng ong bị chết và bỏ đi mất.
Thấy vậy, ông quyết tâm học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và tích cực tìm hiểu sách báo, vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức học được trong chăm sóc ong. Đến nay, gia đình ông đã có 100 đàn ong. Thời điểm tháng 2, tháng 3, hoa nhãn, hoa vải nở rộ, gia đình ông tập trung lấy mật.
Thông thường cứ 5 ngày ông tiến hành thu hoạch một lần bằng cách sử dụng thùng quay. Mỗi đàn ong thu hoạch được từ 10-12 lít mật/năm, 100 đàn ong sẽ cho từ 9 tạ - 1 tấn mật/năm. Thời điểm ít hoa nở, để bảo đảm cho ong phát triển tốt, cứ nửa tháng hoặc 20 ngày ông lấy nước đường trắng cho ong ăn một lần.
Với kinh nghiệm gần 30 năm gắn bó với nghề nuôi ong, ông Hành chia sẻ: Nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo, phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện sự bất thường để kịp thời xử lý đàn ong. Ngoài ra, người nuôi ong cũng cần am hiểu đặc tính của loại côn trùng này, nhất là vấn đề xây tổ, tách đàn, kỹ thuật tạo chúa cho đàn ong.
Để ong lấy được nhiều mật, người nuôi nên di chuyển đàn ong tới các vườn cây ăn quả khác nhau trong khu vực. Tuy nhiên, việc di chuyển phải tiến hành vào ban đêm, khi đàn ong ngủ để tránh tình trạng phân tán đàn do bị thay đổi địa điểm nuôi đột ngột.
Với giá từ 120 - 150 nghìn đồng/lít mật ong, mỗi năm trừ chi phí (khoảng 30 triệu đồng), gia đình ông Hành vẫn thu lãi trên 70 triệu đồng từ việc bán mật. Bên cạnh việc bán mật, ông Hành còn tự thiết kế mọi dụng cụ nuôi ong như: hòm, cầu, thùng, thước… để cung cấp cho bà con nuôi ong ở các huyện lân cận như: Gia Lộc, Ninh Giang…
Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Hành còn tạo việc làm cho hàng trăm người dân trong và ngoài địa bàn bằng cách tư vấn kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi ong. Ông còn đứng lên thành lập Hội Nuôi ong gồm 20 người nuôi ong ở trong và ngoài huyện để giúp đỡ nhau về giống, vốn, kinh nghiệm. Ông cũng đã tích cực tham gia công tác Hội Nông dân cũng như hưởng ứng các phong trào do địa phương phát động. Gia đình ông Phạm Quang Hành nhiều năm được công nhận là gia đình văn hóa, là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.
Sáng ngày 22.7, Công an huyện Phù Mỹ (Bình Định) phối hợp với Công an huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên điều tra làm rõ 3 con bò trên xe tải biển số 77L1 1171 do một người ở Phú Yên thuê anh Trần Phạm Thanh Nghĩa (SN 1987, ở xã Mỹ Lộc, H. Phù Mỹ) chở đến thôn Tân Ốc, xã Mỹ Lộc rao bán với giá 80 triệu đồng là của ông Huỳnh Văn Tai (SN 1960, ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) bị mất cắp vào ngày 20.7.
Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 21.7, bà con thôn Tân Ốc, Mỹ Lộc thấy người đàn ông rao bán 3 con bò có biểu hiện nghi vấn nên đã báo cáo CA ngăn chặn. Phát hiện bị lộ, người đàn ông đó đã bỏ của chạy lấy người. Từ địa điểm anh Nghĩa nhận chở hàng, CA huyện Phù Mỹ xác minh tìm ra người nông dân bị mất bò nói trên.
Related news
Tại hội thảo về công nghệ và thiết bị sấy lúa do Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tổ chức tại Tiền Giang ngày 29-6, ông Nguyễn Ngọc Nam, phó tổng giám đốc Vinafood 2, cho biết các thống kê cho thấy tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL hằng năm lên tới gần 14%.
Mặc dù sản lượng các mặt hàng nông sản 6 tháng năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm trước, song giá bán lại có xu hướng giảm mạnh, có mặt hàng giảm tới 60%, đẩy nông dân đối mặt với tình trạng thua lỗ.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Rau quả (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã thực hiện đề tài nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất giống nhãn chín muộn.