"Triệu Phú" Chuối Trên Đất Phú Long (Ninh Bình)

Về vùng kinh tế mới xã Phú Long (Nho Quan - Ninh Bình), ai cũng biết gia đình anh Trần Minh Sơn ở thôn 10 nhờ trồng chuối mà trở thành triệu phú.
Anh Sơn cho biết: Nhà anh trồng toàn giống chuối tiêu hồng, là loại chuối dễ trồng và chăm sóc, cây thấp, nải to, buồng dài và có khả năng chống chịu khô hạn, bão gió tốt; khi chín có màu vàng tươi, vị ngọt đậm. Chuối tiêu hồng trồng sau 9 đến 10 tháng là cho thu hoạch, từ khi trổ hoa đến khi thu hoạch khoảng 3 đến 4 tháng. Hiện nay, gia đình anh thuê 13 ha để trồng chuối và trồng thêm 3 ha đất sẵn có của gia đình.
Với lợi thế của vùng đất hình lòng chảo, đất màu dồn xuống cùng với việc tận dụng nguồn nước phân bioga từ trại lợn Khánh An ở ngay gần nhà để tưới cho vườn chuối, do vậy chi phí đầu tư cho 1 ha trồng chuối thấp, không mất phân bón và tốn ít công chăm bón.
Đây là năm thứ 3 anh chồng chuối. Năm đầu anh mới chỉ trồng 0,6 ha với 1500 cây, thu lãi 200 triệu đồng. Năm sau đó trồng 2,4 ha, thu lãi 600 triệu đồng. Anh Sơn cho biế thêmt: một buồng chuối nếu được chăm sóc tốt nặng 40 - 50 kg, buồng bé cũng tới 20 kg. Đặc biệt thuận lợi là chuối rất dễ tiêu thụ với thị trường rộng, thương lái từ các chợ Tam Điệp, Ninh Bình, chợ Rịa... vào tận vườn nhà để mua; có cả khách hàng từ Nam Định vào đặt hàng làm chuối xấy khô. Thời gian tới, nếu có vốn, anh dự định sẽ tiếp tục thầu thêm 20 ha đất thuộc thôn 7 để trồng chuối.
Nhận thấy đây là mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao nên một số hộ khác cũng trồng theo như gia đình ông Hường người cùng xã cũng trồng 1 ha chuối, bước đầu cũng cho thu nhập khá.
Chuối là loại cây trồng rất đỗi quen thuộc, nhiều người còn xem đó là loại cây trồng bình thường, trồng cho mát vườn, hiệu quả kinh tế không đáng là bao, song với cách làm mới biết tận dụng "thiên thời, địa lợi" như gia đình anh Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm cho mọi người có cái nhìn, cách đánh giá khác hẳn về cây chuối.
Đồng chí Lương Mạnh Tường, Phó chủ tịch UBND xã Phú Long cho biết: Gia đình anh Trần Minh Sơn là một trong những hộ nông dân biết sáng tạo, tích cực tìm tòi nghiên cứu những mô hình hiệu quả kinh tế cao để áp dụng vào sản xuất và đã thành công với mô hình trồng chuối. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh Sơn còn tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần tích cực trong phong trào xoá đói giảm nghèo của xã Phú Long.
Bên cạnh trồng chuối, anh Sơn còn trồng thêm 400 cây hồng không hạt, 120 cây nhãn lồng Hưng Yên, mít Tố Nữ... Năm 2012, các loại cây này cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Tính sơ bộ, năm 2012, tổng thu nhập của gia đình anh Sơn đạt khoảng 700 triệu đồng. Anh cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện về cây giống để các hộ khác cùng trồng chuối như gia đình anh với mong muốn chuối Phú Long sẽ trở thành thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó: Trung ương Hội ủy thác cho 17 hộ nông dân vay 500 triệu đồng đầu tư chăn nuôi lợn nái ở thị trấn Hòa Thuận; Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh ủy thác cho 19 hộ nông dân vay 140 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò tại hai xã: Hồng Đại, Tiên Thành; Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho 73 hộ nông dân vay phát triển chăn nuôi nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn thịt..., với tổng số tiền 519 triệu đồng.

Phía sau câu chuyện nuôi cá bông lau là tâm huyết của các kỹ sư nông nghiệp trẻ cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của quê hương.

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.