Prices / Tin thủy sản

Triển vọng lạc quan về xuất khẩu tôm

Triển vọng lạc quan về xuất khẩu tôm
Author: Vũ Quang
Publish date: Monday. January 29th, 2024

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu tôm năm nay có nhiều khả quan. Nhu cầu được dự báo hồi phục trong 6 tháng cuối năm, trong khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, lượng hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm. Đây là cơ hội cho giá tôm tăng trở lại. Dự báo kim ngạch cả năm đạt 4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023.

Xuất khẩu năm 2023 giảm 22%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2023, xuất khẩu tôm đối mặt với lạm phát cao ở nhiều thị trường xuất khẩu, sức mua và giá tôm giảm, cạnh tranh gay gắt từ Ecuador, Ấn Độ. Kim ngạch cả năm chỉ đạt 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Trong các thị trường nhập khẩu lớn, sụt giảm mạnh nhất là EU với 39%, kim ngạch đạt 421 triệu USD.

Với Hoa Kỳ – thị trường lớn nhất, từ tháng 7.2023 xuất khẩu tôm liên tục tăng trưởng 2 con số. Nhờ đó xuất khẩu tôm sang Mỹ rút đà giảm còn 15% so với năm 2022 và đạt 682 triệu USD.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc nằm trong xu hướng giảm song mức sụt giảm thấp nhất trong số các thị trường chính. Năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 607 triệu USD, giảm 8% so với năm 2022.

Cũng vậy, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật trong năm 2023 liên tục sụt giảm do lạm phát tại thị trường này tăng cao, đồng yên giảm giá mạnh, ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của các nhà nhập khẩu Nhật Bản. Năm 2023, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 511 triệu USD, giảm 24% so với năm 2022. Tháng cuối cùng của năm 2023, xuất khẩu tôm sang Nhật đã ghi nhận tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhìn về năm 2024, VASEP dự báo xuất khẩu tôm có nhiều khả quan. Nhu cầu được dự báo hồi phục trở lại kể từ 6 tháng cuối năm, trong khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, lượng hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm. Đây là cơ hội cho giá tôm tăng trở lại. Dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm trong năm 2024 đạt 4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023.

Tín hiệu tích cực ở nhiều thị trường

Phân tích từng thị trường, bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP cho biết, xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ tăng nhẹ trong năm 2024 khi nhu cầu ăn uống cải thiện, lạm phát hạ nhiệt, doanh số bán lẻ tại Mỹ phục hồi.

Thực tế, nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 11.2023 cũng ghi nhận tháng thứ 5 tăng trưởng liên tiếp. Cùng với đó là các chỉ số tích cực như: tồn kho giảm, các chỉ số của nền kinh tế Mỹ đang tốt dần, nhu cầu cao hơn phục vụ đợt cuối năm. Lạm phát tại Mỹ đã giảm khá mạnh trong năm 2023. Đến tháng 11.2023, lạm phát đã giảm còn 3,1%, từ mức đỉnh 9,1% vào tháng 6.2022. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã đưa ra những thông điệp ngừng tăng lãi suất và tiến tới xem xét giảm lãi suất trong năm 2024.

Ngược lại, với những bất ổn về kinh tế và chính trị hiện tại, thị trường EU sẽ chưa thể phục hồi trong phần lớn năm 2024. Tuy nhiên, dự kiến nhu cầu sẽ giữ ở mức ổn định, không giảm thêm nữa.

Đáng chú ý, thị trường Nhật Bản được đánh giá còn nhiều tiềm năng và sẽ phục hồi sớm hơn so với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU trong năm 2024. Tại Mỹ và EU, tôm sơ chế đơn giản từ Ấn Độ, Ecuador với giá rẻ đang có lợi thế hơn so với Việt Nam. Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu sản phẩm phải ngon, bổ, đẹp mắt, chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, phù hợp với trình độ, năng lực chế biến của Việt Nam. Các sản phẩm tôm phổ biến từ Việt Nam xuất sang Nhật như tôm bao bột, tôm duỗi, tôm chiên, tôm sushi… Tôm Việt Nam vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường này.

Tại Trung Quốc, dịch Covid-19 đã chấm dứt, kinh tế có tín hiệu tích cực, nhu cầu tôm hồi phục. Vị trí địa lý gần thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang nước này về chi phí logistics. Các tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể phục hồi nhẹ, theo bà Kim Thu. Cùng với đó, xung đột Biển Đỏ khiến cước vận tải biển tăng, có thể khiến Ecuador, đối thủ chính của tôm Việt Nam, giảm xuất khẩu sang Trung Quốc do phải chịu áp lực chi phí vận tải biển gia tăng. Đây có thể là cơ hội cho tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

Tuy vậy, đà phục hồi cho xuất khẩu tôm sẽ còn đối diện nhiều cam go trong năm 2024. Lý do là những tháng cuối năm 2023, doanh nghiệp lại phải đón nhận tin không vui từ thị trường Mỹ. Đó là Mỹ đã khởi xướng điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. “Chưa rõ kết quả thế nào, nhưng xuất khẩu tôm Việt sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng”, bà Kim Thu nói. Cùng với đó, đầu năm 2024, căng thẳng Biển Đỏ khiến giá cước vận tải biển tăng. Theo chuyên gia thị trường tôm của VASEP, những thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm Việt cần nỗ lực hơn nữa để tiếp tục vượt khó trên chặng đường phục hồi.

may thoi khi AT

ƯU ĐIỂM MÁY THỔI KHÍ AT

- Dải áp suất và lưu lượng rộng

- Độ rung thấp, vận hành êm ái

- Trục vít 2 thùy nằm ngang

- Đơn giản, cấu trúc gọn

- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch

- Hệ nén trục vít mạnh mẽ

- Roto được thiết kế đặc biệt

- Hoạt động liên tục, bền bỉ


Related news

Thách thức với tôm Việt trên đường phục hồi Thách thức với tôm Việt trên đường phục hồi

Để xuất khẩu tôm năm 2024 đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023 đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm Việt cần nỗ lực hơn nữa.

Monday. January 29th, 2024
Bạc Liêu đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản 1 tỷ USD Bạc Liêu đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản 1 tỷ USD

Lần đầu tiên Bạc Liêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ. Đây là kết quả đáng phấn khởi cho các năm tiếp theo.

Monday. January 29th, 2024
Năng lượng tái tạo kết hợp nuôi tôm hướng đi mang lại lợi ích thiết thực Năng lượng tái tạo kết hợp nuôi tôm hướng đi mang lại lợi ích thiết thực

Phát triển năng lượng tái tạo kết hợp với sản xuất nông nghiệp đang dần trở nên phổ biến tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Monday. January 29th, 2024