Triển Khai Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Ở Bảo Lộc (Lâm Đồng)
Sau 6 tháng triển khai, đến nay, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Lộc Nga (Lâm Đồng), được thực hiện tại 15 hộ với số lượng 60 kg cá giống, do Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc đã triển khai, đã đem lại hiệu quả khá cao.
Theo các hộ tham gia mô hình, cá đạt trọng lượng trung bình khoảng 0,5 kg/con. Với giá cả hợp lý từ 30 - 40 nghìn đồng/kg, cá rô phi đơn tính là một trong các loại thủy sản dễ tiêu thụ ở thị trường Bảo Lộc và có nhiều khả năng cạnh tranh được với các loại cá khác. Qua các mô hình trình diễn, với ao nuôi có diện tích hơn 1.000 m2, tỷ lệ cá sống đạt 70%. Hơn nữa so với các loại cá trắm, cá rô phi thường như trước đây, thì cá rô phi đơn tính dễ nuôi, ăn tạp, rất ít dịch bệnh, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến.
Do vậy, hiệu quả từ việc triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính sẽ là cơ sở để các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế và thúc đẩy chăn nuôi thủy sản phát triển ở Bảo Lộc.
Có thể bạn quan tâm
Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).
Mặc dù Bắc Kạn chưa phải là vùng kinh tế trọng điểm như các tỉnh bạn nhưng so với những ngày đầu tái lập (năm 1997) với điểm xuất phát cực thấp thì thấy rằng sau 16 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khá rõ nét. Giờ đây Bắc Kạn đã có vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…
Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.