Triển Khai Mô Hình “Cải Tạo Đàn Trâu” Tại Huyện Tân Lạc (Hòa Bình)

Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.
Tham gia mô hình có 20 hộ với quy mô 2 trâu đực giống nội và 40 trâu cái sinh sản có sẵn tại địa phương. Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã cung ứng bàn giao 2 con trâu đực giống nội có trọng lượng 300 – 350 kg/con với tổng trị giá 84 triệu đồng, được giao cho 2 hộ có đủ điều kiện chăn nuôi. Những hộ tham gia mô hình được cấp cám thức ăn hỗn hợp: đối với trâu đực là 270 kg cám/con và đối với trâu cái có chửa là 120 kg cám/con.
Các hộ được chuyển giao kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn như chuẩn bị chuồng trại, lựa chọn giống trâu, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chế biến thức ăn cho trâu, phát hiện động dục và phối giống, đỡ đẻ cho trâu. Đồng thời được hướng dẫn thực hành ngay tại các hộ gia đình như phát hiện và hướng dẫn điều trị bệnh, tiêm phòng cho trâu. Đến nay, đàn trâu sinh trưởng phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra, số trâu sinh sản được phối giống đạt tỷ lệ 70%.
Mô hình được triển khai từ tháng 6/2013 với quy mô 40 con trâu cái sinh sản địa phương được phối giống sẽ sinh sản được 40 con nghé. Dự tính, sau một năm nuôi trọng lượng bình quân của một con nghé lai được tạo ra từ mô hình cải tiến đàn trâu nội cao hơn nghé cũ (giống địa phương) 60 kg, sản lượng thịt tăng thêm 2 tấn, đem lại thu nhập cho các hộ gia đình khoảng 400 triệu đồng.
Related news

Bệnh chồi cỏ hại mía xuất hiện ở Tân Kỳ (Nghệ An) mới vài năm nay nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Mặc dù ngành nông nghiệp Nghệ An đã thực hiện các mô hình để diệt chồi cỏ song hiệu quả không cao. Trước tình hình đó, Công ty mía đường Sông Con hướng dẫn nông dân xử lý bệnh bằng vôi bột, hiệu quả thấy rõ…

Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.

Đơn Dương là huyện phía Nam của cao nguyên Lâm Viên, chỉ cách TP. Đà Lạt chừng 30km. Với những lợi thế về đất đai, khí hậu, huyện Đơn Dương hoàn toàn có thể tin tưởng về một vùng chuyên chăn nuôi bò sữa đầu tiên trên đất Tây Nguyên.