Prices / Nuôi trâu

Trị bệnh cước chân cho trâu, bò

Trị bệnh cước chân cho trâu, bò
Author: Th.s Nguyễn Thị Dịu
Publish date: Tuesday. February 23rd, 2016

Triệu chứng:

Bệnh phát cước chân ở trâu, bò xảy ra trên 3 cấp độ:

Cấp 1: Da dày cộm, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, nứt nẻ.

Cấp 2:Lớp biểu bì bị bong ra, chảy dịch màu vàng, lộ ra một lớp tổ chức dưới da màu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm cho trâu, bò bị què phải nằm tại chỗ.

Cấp 3: Da và tổ chức dưới da bị hoại tử. Nếu nặng, các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư, làm lộ cả cơ và xương.

Bệnh cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.

Phòng bệnh:

Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như: chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ.

Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh.

Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò.

Điều trị:

Nếu bệnh mới xuất hiện có thể dùng gừng giã nhỏ hoà với rượu xoa bóp hằng ngày.

Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím sau đó rắc bột Tetracylinhoặc Sunfamid.

Nếu bệnh đã ở cấp độ 3, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử, sau đó mới điều trị.

Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, điều trị liên tục trong 3-5 ngày.

Ampicillin 7-10mg/kg thể trạng/ngày.

Colinorxacin1ml/15 kg thể trạng/ngày.

Amtyo 7-8 ml/100kg thể trạng/ngày.

Trợ sức, trợ lực: Tiêm bắp Cafein 20-25 mg/kg P, vitamin B1: 2-3 mg/kg thể trọng, vitaminC: 3-5 mg/kg thể trạng.


Related news

Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè

Nếu như trước đây, người chăn nuôi gia súc chỉ biết đến khái niệm “dự trữ thức ăn trong mùa đông” thì giờ đây cần bổ sung khái niệm này vào mùa hè. Bởi thực tế, những năm gần đây khi mùa hè đến thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nhiều nơi trâu bò đã bị thiếu thức ăn trầm trọng ngay trong mùa hè. Vậy nên “dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa hè” cũng là điều cần thiết đặt ra với người chăn nuôi.

Tuesday. February 23rd, 2016
Bệnh sán lá gan trâu, bò Bệnh sán lá gan trâu, bò

Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò. Ở nước ta, bệnh được phát hiện khắp các tỉnh phía Bắc đến Nam. Tỷ lệ trâu bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 – 35 %, vùng đồng bằng khoảng 40 – 70 %.

Tuesday. February 23rd, 2016
Cách ủ chua lá mía và lá sắn làm thức ăn cho trâu Cách ủ chua lá mía và lá sắn làm thức ăn cho trâu

Bằng phương pháp ủ lên men chua, người ta có thể tận dụng nhiều phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc trong đó có ngọn, lá mía và lá sắn cũng được tận dụng làm thức ăn dự trữ cho trâu bò trong những mùa thiếu thức ăn xanh. Cách ủ ngọn, lá mía và lá sắn như sau:

Tuesday. February 23rd, 2016