Giá / Tin nông nghiệp

Trâu Myanmar, bò Thái Lan phổng phao trên xứ Nghệ

Trâu Myanmar, bò Thái Lan phổng phao trên xứ Nghệ
Tác giả: Hải Yến
Ngày đăng: 17/09/2019

Mô hình chăn nuôi trâu, bò thịt nhập ngoại của anh Trần Đuy Đức, xóm Đông Hưng, xã Nghĩa Mỹ, TX Thái Hòa (Nghệ An) là điển hình trong chuyển đổi vật nuôi hiệu quả.

Đàn trâu Myanmar của anh Đức.

Có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi trâu, bò từ nhiều năm nay nhưng đến cuối năm 2018 anh Trần Đuy Đức mới quyết định chăn nuôi trâu, bò nhập ngoại.

Giống trâu anh lựa chọn là trâu Myanmar. Đây là loại trâu có khung to, lúc nhập về mỗi con có trọng lượng khoảng 50 - 150kg, giá dưới 20 triệu đồng/con. Sau mấy tháng nuôi, đến khi xuất chuồng được thì trọng lượng mỗi con có thể lên hơn 1 tấn. Giá bán có con lên đến 50 triệu đồng.

Còn giống bò anh chọn nuôi là bò thịt Thái Lan. Quy mô đàn trâu, bò ban đầu có số lượng 20 con, sau mấy tháng tổng đàn đã lên trên 50 con.

Anh Trần Đuy Đức chia sẻ: “Mình nhập về ban đầu 10 con bò giống Thái và 10 con trâu Myanmar. Ban đầu là thử nghiệm, nhưng thấy quá trình phát triển chăn nuôi và phát triển thuận lợi nên yên tâm mở rộng quy mô bởi vì nhận thấy hiệu quả kinh tế rất ổn định”.

Số lượng trâu bò ngày càng tăng trong chuồng trại nhà anh Đức.

Để vỗ béo đàn trâu, bò nhập ngoại, anh Đức chọn cách chăm sóc theo mô hình gần gũi với thiên nhiên. Vì thế, một không gian vườn rộng với những bóng cây sum xuê và chế độ thức ăn phù hợp được gia đình thiết kế để tạo sự sinh trưởng, phát triển tốt cho đàn đại gia súc.

Anh Trần Đuy Đức chia sẻ thêm: “Kết hợp không gian thoáng mát và chế độ ăn phù hợp là điều chúng tôi rất quan tâm để vật nuôi phát triển tốt và không bị dịch bệnh. Giống trâu, bò này phát triển rất nhanh, chỉ cần mình chịu khó tìm tòi học hỏi thì việc chăn nuôi chúng dễ dàng và hiệu quả cao".

Bằng sự quyết đoán và nắm bắt được xu thế, anh Trần Đuy Đức đã xây dựng được mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, vững chắc, tiếp tục khẳng định vị trí của một hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Ông Ngô Hữu Hoàng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Mỹ cho biết: “Chúng tôi đánh giá rất cao mô hình này. Bởi không chỉ hiệu quả mà còn thể hiện tư duy nắm bắt xu thế của nông dân. Chúng tôi cũng đã lên kế hoạch để tổ chức cho các nông hộ khác tham quan học hỏi".


Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp bằng nuôi chim bồ câu Pháp Khởi nghiệp bằng nuôi chim bồ câu Pháp

Nuôi chim bồ câu Pháp thương phẩm, bồ câu Pháp giống, anh Trịnh Văn Trường, đoàn viên thanh niên thôn Bồn Thôn, xã Trung An (Vũ Thư) thu lãi hơn 150 triệu đồng

17/09/2019
Nông dân say lúa TBR45 Nông dân say lúa TBR45

Giống lúa TBR45 của Cty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed đã khẳng định nhiều đặc tính ưu việt như kháng sâu bệnh, cứng cây và đặc biệt là cho năng suất cao.

17/09/2019
Lúa TBR117 vững vàng trước mưa dông, nắng hạn Lúa TBR117 vững vàng trước mưa dông, nắng hạn

Khảo nghiệm liên tiếp trong nhiều mùa vụ ở tỉnh Quảng Ngãi, giống TBR 117 cho thấy khả năng thích ứng với tốt với mọi điều kiện khí hậu, đất, năng suất cao

17/09/2019