Tôm Sú Thiết Lập Giá Mới
Bước sang đầu tháng 10, tôm sú thương phẩm ở Cà Mau thiết lập mặt bằng giá mới khi tăng bình quân 5.000 đồng/kg so với tuần trước. Đây cũng là mức giá cao nhất tính từ đầu năm đến nay.
Theo giá sàn mà ngành NN&PTNT tỉnh Cà Mau thống kê, tôm sú loại 20 con/kg có giá 250.000 đồng, loại 30 con là 195.000 đồng/kg, 40 con là 165.000 đồng/kg. Cùng với tôm sú, mặt hàng cua biển cũng “nhóng” lên hơn so với tháng trước. Giá “cua y” loại ngon giá trung bình từ 110.000 - 130.000 đồng/kg, cua gạch từ 170.000 - 190.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 9.
Theo ngành chức năng Cà Mau, giá tôm, cua tăng một mặt là do các địa phương vùng mặn ở Cà Mau đang vào thời gian cao điểm sên vét, cải tạo ao đầm tập trung, hạn chế lấy nước và thu hoạch nên sản lượng tôm, cua giảm so với trước. Mặt khác là do tình trạng tôm nuôi tiếp tục bị chết rải rác khiến nguồn nguyên liệu khan hiếm. Trong tuần cuối tháng 9 vừa qua, tiếp tục có trên 850 ha tôm nuôi bị chết, nâng diện tích tôm chết của tỉnh Cà Mau từ đầu năm đến nay là trên 16.100 ha. Trong đó, có trên 470 ha ở mô hình nuôi công nghiệp, diện tích còn lại tập trung ở mô hình nuôi tôm sú quảng canh và quảng canh kết hợp.
Ngành chức năng Cà Mau đã hỗ trợ trên 7.750 kg chlorine để giúp hộ nuôi công nghiệp xử lý ao đầm, tái sản xuất, đồng thời khuyến cáo hộ nuôi tôm hạn chế lấy nước vào vuông tôm, nếu lấy nước phải qua hệ thống lắng, lọc từ ao lắng để hạn chế mầm bệnh phát tán trong đợt cải tạo ao đầm tập trung, giảm thiệt hại do môi trường nước xấu gây nên
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một - Bình Dương) nổi tiếng là vùng trồng rau diếp cá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết vào khoảng năm 2000 diện tích trồng rau diếp cá ở xã lên đến 50 - 60 ha. Từ năm 2007 đến nay, khi các dự án quy hoạch được thực hiện ở địa phương nên đa số nông dân không còn nhiều diện tích đất để canh tác. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 16 ha, chủ yếu trồng các loại rau màu.
Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.
Trong suy nghĩ của tôi, cứ tưởng rằng chim yến là loài hoang dã chỉ quen sống ở những vùng biển khơi, hải đảo… Không ngờ loài chim “quý tộc”- được xem như sứ giả của mùa xuân ấy lại có thể chọn vùng đất biên giới Tân Biên để làm chỗ “định cư”.