Người Nuôi Cá Tầm Cầu Cứu
Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.
Trong đơn kiến nghị của Hiệp hội Phát triển Cá nước lạnh Việt Nam và các nhà sản xuất nuôi trồng cá tầm, hiện tình trạng nhập lậu cá tầm từ Trung Quốc tái diễn ngang nhiên qua biên giới phía Bắc.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, mỗi ngày có từ 2-3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP.HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường với giá chỉ khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg (thấp hơn nhiều so với cá tầm được sản xuất trong nước và tiêu thụ nội địa), trong khi Hiệp hội và các nhà sản xuất cá tầm khẳng định tất cả cá tầm sản xuất trong nước không có bất kỳ đơn hàng nào vận chuyển vào TP.HCM bằng đường hàng không.
Hiện cá tầm nhập lậu giá rẻ không những làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm được sản xuất trong nước, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các nhà sản xuất và nguy cơ hàng nghìn nông dân bị mất việc làm. Trong khi đó, người tiêu dùng thì hoang mang vì không dễ phân biệt được đâu là cá tầm Việt Nam, đâu là cá tầm nhập lậu.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật Phú Yên, kết quả giám định của Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) giống sắn KM140 đang trồng ở Phú Yên không nhiễm bệnh chổi rồng.
Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay chúng tôi về xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội khi bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ nhãn muộn thắng lợi. Nhãn chín khắp các vườn nhà trong thôn, nhãn khoe sắc vàng trên những tán cây xanh dọc theo con đê quanh làng, nhãn được đóng thùng xốp để xếp lên các xe tải cỡ lớn chờ vận chuyển đi vào các tỉnh phía trong...
Đó là chia sẻ và cũng là tâm huyết của ông Liu Yi Sung - Phó Tổng giám đốc Công ty Grobest, một công ty sản xuất thức ăn cho tôm lớn tại Việt Nam và ông cũng là người đã có khoảng thời gian dài gắn bó với ngành thủy sản Việt Nam.