Tình Trạng Bẫy Tôm Hùm Con Vẫn Tái Diễn Ở Bình Thuận

Mặc dù đang trong thời gian “giới nghiêm” cấm bẫy tôm hùm con của UBND tỉnh Bình Thuận. Nhưng tại một số nơi như: xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam); phường Mũi Né, TP.Phan Thiết… tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con vẫn diễn ra.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại bãi biển Hàm Tiến – Mũi Né, TP.Phan Thiết ngư dân vẫn thả lưới bắt tôm hùm con. So với các năm trước thì tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con năm nay có giảm. Tuy nhiên cách thức đánh bắt lại có phần đa dạng, tinh vi hơn. Để đối phó với hoạt động kiểm tra của lực lượng chức năng, ngư dân đã nghĩ ra nhiều cách. Trước đây, ngư dân chỉ thả bẫy thì nay họ lại “ngụy trang” bẫy tôm hùm con bằng lưới đánh bắt cá mú con, hoặc giăng bẫy xa hơn so với trước đây. Một số ngư dân cho biết: Mặc dù đã biết UBND tỉnh có quy định cấm đánh bắt tôm hùm con. Nhưng đây là nghề duy nhất của họ, không làm biết lấy gì sinh sống. Tại khu vực biển thuộc xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Tuy Phong, tình trạng giăng bẫy bắt tôm hùm con cũng diễn ra tương tự.
Theo Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh về quản lý nghề bẫy bắt tôm hùm con tại vùng biển Bình Thuận thì từ 1/3 đến 30/9 hằng năm, ngư dân phải tháo dỡ toàn bộ ngư cụ dùng để bẫy tôm hùm con đã giăng mắc cố định trong thời gian được phép đánh bắt. Cấm nghề bẫy tôm hùm con hoạt động tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm phục vụ cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và tại các luồng tuyến giao thông mà các loại tàu thuyền thường xuyên qua lại.
Tại buổi làm việc với UBND huyện Tuy Phong về vấn đề Văn hóa - Du lịch, ông Đỗ Văn Ba - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cũng nhấn mạnh: Việc bẫy tôm hùm con không chỉ làm giảm lượng tôm hùm trong tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh. Nhiều du khách phản ánh: khi họ đang chơi các môn thể thao trên biển thì bị vướng vào lưới bẫy tôm hùm của ngư dân làm hỏng đồ và nguy hiểm đến bản thân. Vì vậy, để nâng cao chất lượng du lịch Bình Thuận thì các địa phương cần triển khai công tác phân vùng bẫy tôm hùm con, cũng như quản lí việc ngư dân đánh bắt ở từng thời điểm.
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.